Ứng dụng công nghệ vi sinh trong y tế và một số khuyến nghị
30/11/2020
KH&CN trong nước
Công nghệ vi sinh tiên tiến có tầm quan trọng đặc biệt trong sản xuất chế phẩm sinh học và cung ứng dịch vụ y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh, thời gian cho một sản phẩm từ nghiên cứu đến triển khai sản xuất hoặc từ chuyển giao bản quyền đến thử nghiệm và cho ra sản phẩm thương mại được rút ngắn đáng kể.
Nhóm nghiên cứu do ông Lê Thanh Hòa (Viện công nghệ sinh học - VAST) làm trưởng nhóm đã nghiên cứu hiện trạng ứng dụng công nghệ vi sinh trong y tế tại Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển lĩnh vực này.
Theo đó, các ứng dụng của công nghệ vi sinh trong y tế ở Việt Nam (ngoài ngành dược sản xuất kháng sinh) được tập hợp trong các nhóm ngành cơ bản như: nhóm chất hoạt tính sinh học, nhóm các chế phẩm chẩn đoán, nhóm vaccine tái tổ hợp cho người và nhóm probiotic cho người. Năng lực ứng dụng công nghệ vi sinh trong y tế ở Việt Nam cũng đã có sự thay đổi tích cực qua các giai đoạn, gắn liền với nhu cầu/yêu cầu của cuộc sống, với thành tưu khoa học và công nghệ thế giới. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ vi sinh trong y tế vẫn tuân thủ theo các nhóm công nghệ chính là công nghệ bảo quản giống, công nghệ tạo giống, công nghệ lên men, công nghệ thu hồi và tạo sản phẩm.
Theo các nhà nghiên cứu, sự xuất hiện của các bệnh mới cũng như sự trỗi dậy của các bệnh cũ có nguồn gốc từ vi sinh vật hiện đang ngày càng gia tăng, nên chúng ta cần tập trung ưu tiên phát triển các sinh phẩm giúp chẩn đoán nhanh, sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh, bệnh tiềm ẩn; vaccine ứng dụng trong phòng và kiểm soát bệnh; các loại thuốc mới, chất hoạt tính sinh học dùng trong hỗ trợ điều trị như kháng thể liệu pháp, kháng thể đơn dòng (mAbs), hormone, kháng sinh mới,...
Đây là nội dung của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 9, năm 2020 hiện đang được lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)
Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú khác, ví dụ như:
- Bệnh bạch hầu và một số vấn đề cần quan tâm
- Quản lý chất thải phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên Thác thức đối với ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng, khoáng sản
- Ứng dụng kỹ thuật Delphi xây dựng bộ chỉ số sử dụng bền vững tài nguyên tại khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia
- Ứng dụng tiến bộ KH&CN trong chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc
- Xây dựng mô hình hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Kinh nghiệm của một số nước
- Medicine patent pool Giải pháp cho bài toán về thuốc trước những đại dịch
- Cơ bắp nhân tạo khi vật liệu vượt qua sự tiến hóa của tự nhiên
Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.
Lý Thị Tần (CESTI)