SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu tiềm năng ứng dụng công nghệ Phytoremediation xử lý ô nhiễm kim loại trong môi trường ở Việt Nam

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả Võ Công Thanh (Công ty Mỏ-Luyện kim Miền Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim), Trương Thị Tố Oanh (Khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động – Đại học Tôn Đức Thắng) tập trung vào kỹ thuật xử lý môi trường ô nhiễm bằng thực vật, còn gọi la kỹ thuật Phytoremediation.
 

Hình minh họa.

Đây là một công nghệ xử lý môi trường với một số ưu thế: chi phí đầu tư ban đầu thấp, hiệu quả xử lý cao, đặc biệt là rất thân thiện với môi trường và được đánh giá là hướng xử lý môi trường bền vững. Thực vật được chọn làm đối tượng khảo sát trong thực nghiệm này là cây Thủy trúc, đây là loài cây bản địa có thể tìm thấy ở nhiêu nơi trên đất nước ta. Cây Thủy trúc có tên khoa học là Cyperus Alternifolius thuộc họ Cyperaceae.

Nghiên cứu đã cho thấy đặc tính siêu hấp thu kim loại của Thủy trúc, với khả năng tích tụ một lượng rất lớn kim loại trong tế bào, hấp thu không chọn lọc các ion kim loại, sống và sinh trưởng tốt trong kiều kiện ngập nước/đầm lầy. Thủy trúc hội tụ đủ những kiều kiện tối ưu để có thể trở thành một loài thực vật giải ô nhiễm kim loại độc cho môi trường.

Tuy vẫn còn cần nhiều khảo sát về sinh thái học trước khi có thể chính thức khẳng định rằng Thủy trúc là loài siêu hấp thu đủ điều kiện triển khai áp dụng vào xử lý ô nhiễm kim loại trong môi trường, nhưng những nghiên cứu của nhóm đã góp phần cho thấy Thủy Trúc cũng như nhiều loài thực vật bản địa khác của nước ta hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện của công nghệ Phytoremediation.
 
LV (nguồn: Kỷ yếu Hội nghị KH ĐH Tôn Đức Thắng, 5/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả