SpStinet - vwpChiTiet

 

Xác định thông số, ngành gây ô nhiễm tại TP.HCM bằng IPPS

Đề tài do nhóm tác giả Thái Văn Nam (ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM) và Lê Công Thịnh (Công ty Cổ phần Xây dựng & kinh doanh địa ốc Hòa Bình) thực hiện nhằm cung cấp một phương pháp ước tính tải lượng đã và đang sử dụng rộng rãi ở nước ngoài vào việc xác định các ngành/phân ngành và thông số ô nhiễm nhất (theo độc tính) do sản xuất công nghiệp ở TP. HCM, cụ thể là các phân ngành trong ngành công nghiệp chế tạo và chế biến và các chất ô nhiễm (ra nước và không khí).

Nhóm nghiên cứu đã giới thiệu phương pháp dự báo dựa trên hệ thống dự báo công nghiệp (Industrial Pollution Projection System, IPPS) do nhóm nghiên cứu phát triển về môi trường của Ngân hàng thế giới thực hiện. Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp (IPPS) là mô hình kết hợp số liệu về ngành công nghiệp (như lao động và sản xuất) và số liệu về cường độ ô nhiễm để xác định tải lượng ô nhiễm trong điều kiện các số liệu quan trắc còn thiếu.

Mô hình ước tính tải lượng ô nhiễm IPPS được đánh giá rất phù hợp với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại TP.HCM sử dụng hệ thống dự báo này trong hoạt động công nghiệp để bước đầu xác định các chất gây ô nhiễm nhất, các phân ngành gây ô nhiễm nhất. Qua đó, giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách có các giải pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và chế biến.

Kết quả của đề tài cho thấy, chất gây ô nhiễm nhất dựa trên độc tính: SO2, NO2, VOC (môi trường không khí) và TSS (môi trường nước) theo phần trăm đóng góp tương ứng lần lượt là 51,1%, 20,6%, 9,8% và 91,8%. Phân ngành gây ô nhiễm nhất (dựa trên phần trăm tải lượng đóng góp so với toàn ngành): đối với môi trường không khí, sản xuất xi măng, vôi, thạch cao và sản phẩm (72,9%), sản xuất bột giấy, giấy và bìa (7,2%), sản xuất sắt, thép, gang (4,0%), sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế (2,9%) và sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (1,2%); đối với môi trường nước, sản xuất sắt, thép, gang và sản phẩm (62,1%), sản xuất bột giấy, giấy và bìa (21,2%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (4,6%), chế biến thủy sản (1,6%).
LV (nguồn: Kỷ yếu HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả