Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu tổng quan về các phương pháp thu nhận video toàn cảnh 360
o. Đó là các video có góc nhìn ngang 360
o, góc nhìn dọc có thể thay đổi tùy theo thiết bị nhưng thường trên 90
o nhằm cung cấp cho người sử dụng góc nhìn rộng hơn rất nhiều so với các video thông thường.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã thu được những kết quả khả quan về thiết bị, các ưu nhược điểm và tính khả thi trong điều kiện thực hiện đề tài nghiên cứu tại Việt Nam cũng như nghiên cứu tổng quan về các phương pháp lưu trữ và xử lý video toàn cảnh 360
o, các hệ thống bản đồ trực tuyến, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có hỗ trợ yếu tố truy vấn không gian và các hệ thống nền tảng về quản trị nội dung trên môi trường Web.
PGS.TS Nguyễn Hải Châu sử dụng một máy quay dân dụng có ghép nối với gương cầu hoặc gương parabol. Bằng phương pháp này, máy quay sẽ thu lại hình ảnh phản chiếu của hiện trường. Video thu được qua xử lý hậu kỳ bằng phần mềm đặc biệt sẽ cho ra hình ảnh toàn cảnh 360
o. Khi quay video 360
o trên đường phố, lộ trình của máy quay được ghi lại bằng thiết bị định vị GPS.
Với thời gian ngắn, chỉ trong vòng một năm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng 20 chuyên đề, được chia thành 7 nhóm chính. Đề tài đã thu thập cơ sở dữ liệu video toàn cảnh 360
o kèm theo những thông tin mô tả, điểm đáng quan tâm của 20 đường phố Hà Nội. Đó là các tuyến phố: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay, Tràng Tiền, Tràng Thi, cầu Chương Dương, cầu Long Biên, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Hàng Chiếu - Ô Quan Chưởng, Quan Thánh, Phan Đình Phùng, Thanh Niên, Trấn Vũ, Trúc Bạch, Hoàng Diệu - Nguyễn Biểu.
Khả năng ứng dụng cao Trong quá trình phát triển sản phẩm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp và công cụ hiện đại để xử lý video, xử lý hình ảnh, cơ sở dữ liệu không gian – địa lý – đa phương tiện, định vị vệ tinh và các dịch vụ bản đồ trực tuyến. Việc sử dụng các phương pháp tích hợp hệ thống để phát triển phần mềm dựa trên các sản phẩm mã nguồn mở đã có nhằm tạo khả năng tích hợp với các phần mềm khác và khả năng mở rộng trong tương lai.
Các thiết bị được sử dụng để thực hiện đề tài bao gồm: máy ảnh Canon EOS 7D, ống kính Canon EF 35mm f/2.0, ống kính chuyên dụng 0-360. Giá thành của các thiết bị ước tính dưới 100 triệu đồng. So với các thiết bị nhập ngoại, giá thành của thiết bị sử dụng trong hệ thống video 360
o có giá thành thấp hơn nhiều lần. Tuy nhiên, độ phân giải cao nhất của khung hình video 360
o đạt được theo giải pháp của đề tài là 1900x600 (tương đương 1,14 triệu điểm ảnh), cao hơn độ phân giải của Ladybug 2 là 1280x640 (tương đương 819 nghìn điểm ảnh) và thấp hơn độ phân giải của Ladybug 3 là 2048x1024 (tương đương 2 triệu điểm ảnh). Nói về tốc độ ghi hình của đề tài, PGS.TS Nguyễn Hải Châu cho biết: “Video của Ladybug 3 chỉ có tốc độ ghi hình 15 hình/giây ở độ phân giải cao nhất, thấp hơn 25 hình/giây so với các video trong đề tài”.
Việc xây dựng hệ thống cung cấp video 360
o cho một số đường phố của Hà Nội cùng với thông tin ngữ cảnh kèm theo sẽ cung cấp cho người sử dụng nhiều góc nhìn về các đường phố (toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả và thông tin mô tả) sẽ có tác dụng đắc lực trong du lịch, quảng bá hình ảnh.