SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu biện pháp phòng trị ngộ độc hữu cơ cho lúa trên vùng đất phèn trồng lúa 3 vụ Đồng Tháp Mười

Đề tài do các tác giả Nguyễn Đức Thuận, Trần Thị Hồng Thắm, Hồ Văn Quốc, Lê Văn Chính (Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười – Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) thực hiện nhằm xác định các biện pháp phòng trị ngộ độc hữu cơ thích hợp cho vùng đất phèn trồng lúa 3 vụ ở Đồng Tháp Mười.

Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên cây lúa vụ hè thu và thu đông trên đất phèn trồng lúa 3 vụ ở Đồng Tháp Mười do các axit hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp (axit axetic, axit butyric, axit lactic…) gây ra. Cây lúa bị ngộ độc hữu cơ thường sinh trưởng, phát triển kém và cho năng suất thấp.
Nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm với đất phèn nhẹ tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, nơi có diện tích đất lúa 3 vụ lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười.
Kết quả cho thấy, để cho đất nghỉ giữa 2 vụ khoảng 3 tuần và áp dụng các biện pháp đốt hoặc lấy rơm rạ ra khỏi ruộng, cày hoặc xới đất, bón lót lân nung chảy Supe, dùng phân bón lá có chứa nhiều lân, giữa đất ngập ẩm xen kẽ trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa có tác dụng giảm xác bã hữu cơ và độc chất axit hữu cơ trong đất, giảm mức độ ngộ độc hữu cơ trên cây lúa và tăng năng suất, hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa. Xử lý lúa bị ngộ độc hữu cơ bằng biện pháp tổng hợp (tiêu nước, bón phân lân và phun phân bón lá có chứa lân) đã giảm độc chất axit hữu cơ trong đất, tăng khả năng phục hồi của cây lúa.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 11-2008) 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả