Góp phần nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu và bán thành phẩm cà độc dược sử dụng trong chế phẩm Camat
21/09/2011
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Trần Quốc Bình, Đỗ Thị Oanh (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) thực hiện nghiên cứu xác định hàm lượng alcaloid trong nguyên liệu cà độc dược và cao bán thành phẩm được sử dụng trong chế phẩm Camat, góp phần đảm bảo độ an toàn và hiệu quả của chế phẩm.
Camat được Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy. Trong thành phần bài thuốc có một tỷ lệ nhất định cà độc dược.
Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng có thể thấy rõ sự khác nhau về thành phần các alcaloid trong mỗi bộ phận dùng. Đối với lá cà độc dược chỉ xuất hiện một vết alcaloid tương đương với atropin. Tuy nhiên khi phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có thể định lượng được scoplamin trong lá dù với tỷ lệ rất thấp (0,001%). Phương pháp sắc ký lớp mỏng còn cho thấy các mẫu hoa và quả - hạt đều cho các vết tương đương với vết của atrophi và scopolamin, ngoài ra còn thất xuất hiện thêm các vết có giá trị Rf rất khác nhau (Rf = 0,173 trong hoa, Rf = 0,491 trong quả - hạt). Như vậy, với sắc ký lớp mỏng có thể sơ bộ định tính từng bộ phận dùng (lá, quả - hạt, hoa) khi đối chiếu với atropin và scopolamin chuẩn. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong hoa (0,413%) > quả - hạt (0,201%) > lá (0,071%). Định lượng scopolamin bằng HPLC cho kết quả: hoa (0,3305%) > quả - hạt (0,0905%) > lá (0,001%). Hàm lượng alcaloid toàn phần trong cao lỏng cà độc dược dùng trong bài thuốc là 0,702% được coi là một tiêu chuẩn bán thành phẩm của thuốc Camat. Các kết quả nghiên cứu sẽ là các căn cứ khoa học góp phần xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho chế phẩm Camat.
LV (nguồn: TC Dược học, 5/2011)