SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thụ động đến quá trình hình thành và tính chất của màng thụ động bằng dung dịch Cr (III)

Đề tài do nhóm tác giả Hà Mạnh Chiến (Cao đẳng hóa chất Việt Trì) và Mai Thanh Tùng, Đặng Việt Anh Dũng (Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thụ động ttđ tới khả năng tạo màng, cấu trúc, tính chất và khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp màng Cromit hóa.
Đề tài sử dụng các tấm kẽm kích thước 10x20x2mm được làm sạch dầu mỡ, rửa nước, tẩy nhẹ bằng dung dịch HNO3 5% trong 5 giây, rửa bằng nước cất trong 30 giây. Sau đó mẫu kẽm được thụ động hóa trong dung dịch chứa Cr(NO3). Cuối cùng, mẫu kẽm sau khi thụ động hóa được rửa nước cất trong 15 giây, sấy ở nhiệt độ 1000C trong 10 giây.
Qua kiểm tra ảnh SEM cho thấy, thời gian thụ động càng lâu, hạt tinh thể tạo thành càng mịn. Có thể lý giải hiện tượng này do khi kẽm tiếp xúc lâu trong dung dịch cromit hóa, pH bề mặt ngày càng thấp (gần với pH của dung dịch), lượng kẽm hòa tan giảm dần, dẫn đến tốc độ kết tủa giảm dần và tinh thể ngày càng mịn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, thời gian thụ động ttđ tăng làm tăng chiều dày màng cromit hóa và giảm kích thước tinh thể. Tuy nhiên tốc độ tăng chiều dày với ttđ = 60 - 180s tốc độ tăng chiều dày lại nhỏ, khả năng bảo vệ chống ăn mòn của màng tốt nhất tại thời gian thụ động ttđ = 60s.
BH (theo HH&UD, số 9/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả