Nghiên cứu chế tạo xi măng Pooclăng đá vôi PCL sử dụng Clanhke của nhà máy xi măng Chifon.
09/07/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Mai Quế Anh, Nguyễn Như Quý (Đại học Xây dựng Hà Nội) thực hiện nhằm nghiên cứu chế tạo xi măng Pooclăng đá vôi sử dụng Clanhke của nhà máy xi măng ChinFon và đá vôi Yên Bái.
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng ba loại nguyên liệu chính là Clanhke xi măng của công ty xi măng Chinfon, đá vôi Yên Bái và thạch cao từ Thái Lan. Mục đích của việc sử dụng đá vôi trong sản xuất xi măng là tạo ra một loại xi măng mới có một số tính năng được cải thiện so với xi măng PCB thông thường đồng thời giảm giá thành sản phẩm.
Bài toán đặt ra là xác định tỷ lệ sử dụng đá vôi trong hỗn hợp sao cho xi măng thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật. Để giải bài toán này, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình bài toán quy hoạch thực nghiệm trực giao tâm xoay hai nhân tố để lập kế hoạch và xử lí kết quả thí nghiệm.
Theo các kết quả thu được từ nghiên cứu, hàm lượng đá vôi và thạch cao hợp lí dao động trong khoảng từ 8 – 18% (đá vôi) và 2,5-7,5% (thạch cao). Mặt khác, để đảm bảo độ mịn, xi măng không thấp hơn 2700g/cm2
Tiếp theo, đề tài khảo sát phương trình hồi qui. Kết quả khảo sát cho thấy, khi tăng cường độ hàm lượng đá vôi thì độ xi măng giảm. Bột đá vôi càng sử dụng càng tăng thì sự suy giảm cường độ xi măng càng lớn. Cụ thể, với lượng thạch cao 8,54% khối lượng Clanhke, cường độ xi măng giảm mạnh.
Tóm lại, khi dùng tăng đá vôi Yên Bái, lượng thạch cao giảm, xi măng có độ mịn Blaile trong khoảng 3.100 - 3450 cm2 /g. Khi hàm lượng phụ gia thạch cao từ 3,5 - 7,5% cho phép chế tạo xi măng PCB 30 từ Clanhke ximăng Poolăng chinfon với lượng phụ gia đá vôi Yên Bái từ 13-20% và PC 40 với hàm lượng phụ gia đá vôi Yên Bái ≤ 13%.
BH (Theo tạp chí Xây dựng, số 5/08)