SpStinet - vwpChiTiet

 

Thẩm mỹ trong thiết kế nhà ga tàu điện ngầm đô thị

Đề tài do TS. KTS Trịnh Duy Anh (ĐH Kiến Trúc TP.HCM) thực hiện, nghiên cứu kiến trúc của các hệ thống nhà ga tàu điện ngầm nổi tiếng trên thế giới như Moscow, London, Paris, Berlin, Hamburg, Munich, Barcelona, Madrid, Singapore,... kết hợp với kinh nghiệm từ công trình tháp gió của Hầm vượt sông Sài Gòn để làm cơ sở thiết kế nhà ga đạt cả hiệu quả sử dụng lẫn tính thẩm mỹ, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. 
 
 
Nhà ga metro tại Munich (Đức) sử dụng giải pháp tạo hình thẩm mỹ kiến trúc tự thân với sự hòa trộn hoàn hảo giữa xu hướng hiện đại và cổ điển trong thiết kế.

Việc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tàu điện ngầm vận chuyển hành khách khối lượng lớn (Mass Rapid Transit System - MRT hay còn gọi là Rapid Rail Transit - RRT, Metro, Underground hay Subway - gọi chung là metro) để đáp ứng tình hình phát triển đô thị đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm gần đây.  Trong các loại hình giao thông công cộng, metro là loại công trình nhiều lượt người sử dụng nhất hàng ngày, thường đặt ở vị trí quan trọng trong đô thị nên cần được đầu tư tương xứng cả về độ bền lẫn tính thẩm mỹ.

Thiết kế bên ngoài nhà ga metro cần có sự thống nhất mang tính hệ thống; mặt khác phải mang đặc trưng của từng nhà ga địa phương, cho phép người sử dụng phân biệt rõ ràng, chính xác từng điểm đến khác nhau. Đặc thù công nghệ đào ngầm, đào hở... cũng ảnh hưởng quan trọng đến kiến trúc bên ngoài, nhất là các ga ngầm.

Đặc trưng thẩm mỹ khu vực bên trong thể hiện ở tính trật tự, rõ ràng về mặt thông tin chỉ dẫn và tính tiện nghi, thoải mái trong sử dụng. Cần có công nghệ chiếu sáng phù hợp để xóa bỏ cảm giác "ở dưới lòng đất" của hành khách. Sử dụng loại vật liệu tốt, bền và dễ làm sạch trong thời gian dài; granite, marble, kính cường lực, composite, sắt thép... khá phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Trong điều kiện kinh tế và công nghệ hiện nay của nước ta, nên tận dụng  giải pháp tạo hình thẩm mỹ từ bản thân cấu trúc công trình (kiến trúc tự thân); tránh trang trí, đắp vá vừa tốn kém vừa không phù hợp. Quá trình nghiên cứu thiết kế nhà ga cần sự phối hợp ngay từ đầu giữa các kỹ sư công nghệ tàu điện ngầm và bộ phận tư vấn kiến trúc.
TN (nguồn: Tạp chí Xây dựng, 6/2013)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả