Đề tài thực hiện nhằm:
- Tuyển chọn từ 2-3 giống mè đen có năng suất trung bình đạt tối thiểu 1,5 tấn/ha, hàm lượng lipid từ 45-55% và thời gian sinh trưởng thấp hơn hoặc bằng 80 ngày.
- Xây dựng và khuyến cáo quy trình kỹ thuật thâm canh mè
trường nhật ngữ đen tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế từ 10-15% so với kỹ thuật của nông dân.
Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã tuyển chọn được 2 giống mè đen có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện địa phương, đạt mục tiêu đề ra:
- Giống mè đen ADB1 đạt năng suất 2.020 kg/ha trong vụ Đông - Xuân và 1.645 kg/ha trong vụ Xuân - Hè, hàm lượng dầu 48,78%, giống có khả năng chống chịu bệnh héo cây (2,33%), chống chịu sâu ăn lá cấp 1. Giống có thời hạn sinh trưởng 75 ngày.
- Giống mè đen NA2, năng suất 1.893 kg/ha trong vụ Đông - Xuân và 1.630 kg/ha trong vụ Xuân- Hè, hàm lượng dầu 50,79%, khả năng chống chịu bệnh chết nhát (2,50%), chống chịu sâu ăn lá cấp 1. Giống có thời gian sinh trưởng 75 ngày.
Lượng giống gieo sạ thích hợp từ 3-4 kg/ha, khoảng cách sau tỉa là 167.000 cây/ha - tương ứng khoảng cách 30 x 20 cm tại Chợ Mới và Châu Phú; và 111.000 cây/ha - tương ứng với khoảng cách 30 x 30 cm tại Tri Tôn.
Công thức bón phân hợp lý cho mè là 90N:50 P
2O
5: 50 K
2O kg/ha + 300 kg HCSH/ha, năng suất đạt 1.634 kg/ha tại Châu Phú, 1.587 kg/ha tại Chợ Mới và 1.205 kg/ha tại Tri Tôn. Lãi thuần tương ứng tại các điểm đạt lần lượt là 35,29; 33,22; 21,31 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận đạt 3,08; 2,98; 2,24.
Mô hình kỹ thuật đạt năng suất 1.650 kg/ha tại Châu Phú, 1.495 kg/ha tại Chợ Mới và 772 kg/ha tại Tri Tôn, cho lãi thuần tương ứng là 25,33; 22,06; 10,67 triệu đồng/ha, tăng 30%; 12,3%, và 24,8% tương ứng.
Đào tạo, tập huấn 120 lượt nông dân, hội thảo đầu bờ cho 90 người, phát 210 bộ tài liệu.
Hội đồng KH&CN đã đánh giá cao kết quả đề tài và đề nghị ngành nông nghiệp triển khai tập huấn, tuyền truyền hỗ trợ nhân rộng hộ nông dân trồng mè đen vừa tuyển chọn.