Một số đặc điểm khi thi công hầm dẫn bằng phương pháp top-down tại công trình đại lộ Đông Tây TP.HCM
18/02/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do TS. Võ Phán (trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và KS. Nguyễn Ngọc Ân (Công ty Tư vấn PCI- dự án đại lộ Đông Tây) thực hiện. Phương pháp top-down có ý nghĩa về mặt thời gian thi công thích hợp cho những công trình lớn.
Qua đánh giá, xem xét về mặt kỹ thuật và kinh tế của các phương pháp được đề xuất khi thi công phần hầm đào lấp tại khu vực TP.HCM như: phương án về cọc ống thép đóng quanh hầm, dùng tường trong đất, các tác giả đánh giá cao những ưu điểm của phương pháp top- down. Cụ thể, phương pháp này có thể sử dụng cho hệ thống đường hầm, lối đi ngầm, tàu điện ngầm và những toàn nhà cao tầng có chiều cao kết cấu tầng hầm lớn. Đối với hệ thống ngầm sử dụng phương pháp top-down theo từng đoạn để tăng hiệu quả thi công. Nó đặc biệt hiệu quả với những công trình ngầm ngay bên dưới hệ thống đường trong đô thị. Đối với những tòa nhà cao tầng có chiều sâu tầng hầm lớn, sử dụng phương pháp top-down có thể đồng thời thi công kết cấu bên trên cùng với việc đào và thi công các kết cấu bên dưới. Phương pháp này cho phép tiết kiệm các giằng chống, giàn giáo cốp pha, tiết kệm thời gian, thích hợp cho các khu vực dân cư đông đúc.
BH (Theo tạp chí Cầu đường, số 1&2/08)