SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai

Với nghiên cứu này, tác giả Đỗ Thanh Xuân (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM) đã xây dựng hệ thống dữ liệu đất đai, các hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ bằng phần mềm ALES tích hợp kỹ thuật GIS, bước đầu phục vụ truy xuất và cập nhật thông tin đất đai.

Theo đó, Long Thành rất thích hợp với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, cây ăn quả. Ngoài ra còn thích hợp cho trồng các loại cây hàng năm như lúa, mỳ, đậu đỗ, rau các loại,… Toàn huyện có 6 nhóm đất với 12 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất 25.956,92 ha và nhóm đất dốc tụ chiếm diện tích ít nhất 795,40 ha.

Bản đồ đơn vị đất đai (LUM) được xây dựng trên cơ sở chồng xếp 7 loại bản đồ đơn tính của 7 yếu tố đất đai bằng kỹ thuật GIS đã xác định được 27 LMU (đơn vị bản đồ đất đai) . Trong đó, vùng đất đỏ vàng trên bazan có 7 LMU với tổng diện tích 3.635,78ha; vùng đất nâu thẫm trên bazan có 4 LMU (5.354,12ha); vùng đất vàng nâu và đất xám trên phù sa cổ có 7 LMU (29.729,49ha); vùng đất phù sa có 2 LMU (4.296,94ha); vùng đất dốc tụ, xám gley và đất đen trên bazan có 5 LMU (4.456,12ha); vùng đất phèn gộp chung có 2 LMU (4.031,22ha).

Qua đánh giá hiện trạng sử dụng đất, điều tra nông hộ, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của các LUT (loại hình sử dụng đất) trong nông nghiệp đã chọn 12 LUT phổ biến đánh giá thích nghi đất đai. Kết quả đánh giá đất đai kiến nghị bố trí sử dụng đất nông nghiệp như sau: lúa nước 5.308 ha; chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm 5.695 ha; cao su 12.574 ha; cà phê 782 ha; điều 2.307 ha; cây ăn quả 5.010 ha.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả