SpStinet - vwpChiTiet

 

Tiêm độc tố Botulinum vào tiền liệt tuyến trong điều trị bí tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến: trường hợp đầu tiên kết hợp giữa Bệnh Viện Bình Dân và Trung tâm Y khoa Medic

Đề tài do tác giả Nguyễn Tuấn Vinh thực hiện nhằm giới thiệu một trường hợp thử áp dụng phương pháp mới là tiêm độc tố botulium vào tiền liệt tuyến để giải quyết bí tiểu cho bệnh nhân già yếu không chịu được phẫu thuật.

Độc tố botulinum la một protein tổng hợp bởi vi khuẩn dòng clostridium. Đây là một trong những loại độc tố mạnh nhất được tìm thấy trong thiên nhiên, độc tố này ngăn chặn sự phóng thích acetyl cholin làm cơ không co được. Hiện nay người ta chiết xuất được 7 nhóm huyết thanh của độc tố botulinum và đặt tên từ A đến G. Hiện có độc tố nhóm A (botox, dyspost) và nhóm B (Myobloc, neurobloc) là được ứng dụng trong lâm sàng. Nghiên cứu theo dõi trường hợp bệnh án là một bệnh nhân nam 93 tuổi, già yếu, 5 năm tiểu khó, tiểu gấp được chẩn đoán phò đại tiền liệt tuyến.
Theo đó, trong điều trị bướu lành tiền liệt tuyến, tiêm độc tố botulinum không phải là phương pháp điều trị dứt điểm triệu chứng bí tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến mà chỉ là điều trị triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc làm giảm co thắt của các cơ vùng cổ bọng đái… Về đường tiêm, có 2 đường dùng để tiêm thuốc là đường qua tầng sinh môn thực hiện dưới sự hướng dẫn của ngón tay hay hướng dẫn của siêu âm qua ngã trực tràng; đường qua niệu đạo với máy soi niệu đạo bàng quang. Thời gian có hiệu quả, theo các nghiên cứu cần đợi khoảng 5-7 ngày…
Như vậy, cho tới thời điểm hiện nay, cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến là phương pháp điều trị chủ yếu cho các bế tắc đường tiểu do bướu tiền liệt tuyến nhưng vẫn không thể giải quyết được tất cả những tình huống phức tạp như ở các bệnh nhân già yếu, có nhiều bệnh lý kết hợp nên tiêm độc tố botulinum có thể là một trong những biện pháp hữu hiệu giải quyết các tình huống này. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên để xác định hiệu quả của phương pháp này thì cần phải có những nghiên cứu lâu dài với số lượng bệnh nhân lớn hơn.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả