SpStinet - vwpChiTiet

 

Xác định khả năng phòng chống ung thư của một số chất chiết thực vật việt nam bằng các phép thử sinh học in vitro.

Đề tài do tác giả Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Phương, Đỗ Khắc Hiếu (Viện Công nghệ sinh học) và Nguyễn Văn Hùng (Viện Hóa học) thực hiện nhằm xác định khả năng phòng chống ung thư của hai cây dược liệu: xạ đen và lưỡi rắn trắng.

Từ các nguyên liệu thô ban đầu, nhóm tác giả tiến hành các phương pháp chiết thực vật, tế bào, xác định khả năng cảm ứng ezim quinone reductaza của hoạt chất nghiên cứu, xác định khả năng ức chế enzim aromataza của hoạt chất nghiên cứu và phương pháp thử độc tính.
Kết quả sàng lọc ban đầu cho thấy, dịch chiết thô của hai được liệu nghiên cứu đều cho giá trị IC50(<20 µg/ml) trên tất cả các phép thử sinh học được sử dụng thể hiện hoạt tính tốt trong diệt và ức chế tế bào ung thư phát triển.
Đối với các phân đoạn của xạ đen: R6 có hoạt tính ức chế tế bào ung thư KB, MCF7 với giá trị IC50 lần lượt là 19,78µg/ml ; 19,62µg/ml . R5 có hoạt tính cảm ứng enzim khử độc QR với tế bào Hepa1c1c7 và BPrcl với giá trị IC50 lần lượt là 19,78µg/ml , 19,82µg/ml. R7 có hoạt tính ức chế enzim aromataza với IC50 là 19,95 µg/ml.
Với các phân đoạn R4, R5, R6 và R7 của cây lưỡi rắn trắng đều mất hoạt tính khi thực hiện các phép thử sinh học trên với IC50 >20µg/ml. Chỉ có phân đoạn R3 thể hiện hoạt tính ức chế dòng tế bào MCF7 phát triển với IC50 =12,37µg/ml .
BH (Theo Tạp chí Sinh học, số 1/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả