SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai giống ong mật Apis cerana và Apis mellifera nuôi ở miền Bắc Việt Nam

Đề tài do tác giả Nguyễn Duy Hoan (ĐH Thái Nguyên) thực hiện. Nghiên cứu tiến hành theo dõi 1120 đàn ong nội Apis cerana, 890 đàn ong Ý Apis mellifera tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Bắc Giang trong thời gian 2 năm.
Kết quả cho thấy, khả năng sinh sản của ong chúa A. mellifera nuôi ở miền Bắc Việt Nam cao hơn hẳn so với ong nội A. cerana thể hiện ở các chỉ tiêu: số trứng chúa đẻ ra/24h đạt 928,54 so với 412,13 của ong chúa nội, hệ số nhân đàn đạt 3,12 lần/năm so với 1,26 lần/năm của ong nội. Ngoài ra ong A. mellifera còn có ưu điểm hơn ong nội như: khối lượng các cấp ong lớn, không bốc bay, tính tụ đàn cao, khả năng chịu lạnh tốt. Khả năng chống chịu bệnh tật của ong nội A. cerana tốt hơn so với ong Ý A. mellifera, tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp của ong nội đạt 0 – 7,14%, trong đó chỉ có 3 bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 5%, trong khi ở ong Ý tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp phần lớn đều trên 5% số đàn theo dõi. Ong Ý có số cầu BQ/đàn đạt 9,84 cầu cao hơn so với ong nội (5,18 cầu), số lần quay mật/năm đạt 11,06 lần trong khi ong nội chỉ đạt 6,87 lần dẫn tới năng suất của mật ong Ý đạt 50,74 kg/đàn/năm, cao hơn 2,96 lần so với ong nội (17,02 kg/đàn/năm). Mật ong Ý có chất lượng tốt hơn so với ong nội thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nước thấp hơn (22,12 - 24,72% so với 23,72 - 29,80%), độ axit thấp hơn (11,13 – 50,22 mN/kg so với 18,08 – 55,14 mN/kg), tỷ lệ hydrometyla furfurala thấp hơn (35,12 – 38,84 mg/kg so với 37,87 – 39,18 mg/kg). Tỷ lệ nước của cả mật ong nội và mật ong Ý trong thí nghiệm đều cao hơn so với tiêu chuẩn (>21%), do vậy chưa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 2/2010) 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả