Giám sát tai biến địa chất dải đất ven bờ biển bằng công nghệ vũ trụ
16/12/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Nhóm tác giả Trần Thị Vân, Trịnh Thị Binh (Viện Môi trường & Tài nguyên, ĐH Quốc Gia TP.HCM) nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ bằng vệ tinh viễn thám để phát hiện và phân tích những thay đổi không gian cũng như định lượng sự thay đổi đường bờ biển ở cửa sông Cửu Long.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kỹ thuật viễn thám và GIS để thành lập bản đồ đường bờ và phân tích biến động của chúng qua từng thời kỳ ở vùng ven biển cửa sông Cửu Long. Ảnh vệ tinh LANDSAT và ASTER được sử dụng với phương pháp tỷ số kênh để phát hiện biến đổi đường bờ biển.
Kết quả nghiên cứu trên ảnh vệ tinh cho thấy hiện trạng xói bồi ở vùng ven biển cửa sông Cửu Long diễn ra mạnh mẽ, rất nghiêm trọng đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Quá trình xói lở và bồi tụ đã diễn ra dọc bờ biển trong suốt thời kỳ từ năm 1989 đến 2004 theo những năm có ảnh vệ tinh giám sát.
Việc áp dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu này đã cho thấy tiềm năng khai thác, phát hiện những thay đổi ở vùng ven biễn trên khu vực rộng lớn. Tai biến xói mòn là một dạng tai biến nguy hiểm gây ra bởi nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người. Vì vậy cần phải có chiến lược dài hạn quản lý thiên tai ở cấp độ quốc gia cho những vùng nhạy cảm này.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)