SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu trạng thái ứng suất và chương trình thiết kế phần kết cấu nhịp cầu vượt dạng bản bê tông cốt thép trên trụ cột tại nút giao cắt khác mức trong các đô thị

Đề tài do ThS. Phạm Văn Thoan (ĐH Giao thông đường bộ Matxcơva - MADI), tác giả Nguyễn Công Minh (Học viện Kỹ thuật quân sự) thực hiện trình bày mô hình phân tích cục bộ để nghiên cứu trạng thái ứng suất của phần kết cấu nhịp cầu vượt dạng bản bê tông cốt thép trên trụ cột tại nút giao cắt khác mức trong các đô thị. Từ đó đưa ra kết quả phân tích, xây dựng mối quan hệ ảnh hưởng giữa đường kính và khoảng cách trụ với trạng thái ứng suất, đồng thời giới thiệu chương trình thiết kế của mình cho bộ phận này.
Theo đó, vùng phân nhánh của kết cấu nhịp cầu dạng bản bê tông cốt thép trên trụ cột (phần kết cấu nhịp trên đỉnh trụ) có cường độ ứng suất rất lớn. Cường độ này giảm dần khi tăng dần đường kính trụ. Khoảng cách các trụ càng lớn thì cường độ ứng suất cục bộ của bộ phận kết cấu nhịp trên trụ càng giảm đến k = 8m, sau đó tăng dần lên. Các phần tử thớ trên chịu kéo, còn các phần tử thớ dưới chịu nén. Các phần tử thuộc thớ dưới kết cấu nhịp có vùng ứng suất cục bộ tập trung rất lớn xung quanh biên của gối (trụ) trong phạm vi hẹp nhưng cường độ lại rất cao. Dùng chương trình phân tích kết cấu chuyên dụng “MIDAS/Civil” và chương trình thiết kế “PVT_VN_2009” để nghiên cứu và thiết kế kết cấu nhịp cầu có nhiều ưu điểm như đơn giản, nhanh, hiệu quả, dễ sử dụng…
 
LV (nguồn: TC Cầu đường VN, số 5-2009)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả