SpStinet - vwpChiTiet

 

Xúc tiến đầu tư vào các khu công nghệ cao Việt Nam

Đó là mục đích của hội thảo “Xúc tiến đầu tư vào các khu công nghệ cao Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 11/12 tại TP.HCM.

Hội thảo tập trung các báo cáo về tình hình khu công nghệ cao (KCNC) ở Việt Nam và mô hình các KCNC trong nước, tình hình hoạt động các KCNC của các địa phương, báo cáo về các KCNC điển hình… Đặc biệt, ông Đỗ Văn Lộc, Vụ CNC (Bộ KH&CN) đã giới thiệu về Luật CNC với các vấn đề chủ yếu như: các định hướng chính sách của nhà nước cho phát triển CNC; thúc đẩy ứng dụng, nghiên cứu, chuyển giao, ươm tạo CNC; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, ươm tạo doanh nghiệp, hình thành và phát triển doanh nghiệp CNC; đào tạo và sử dụng nhân lực CNC; hình thành chương trình quốc gia về CNC, quỹ đầu tư mạo hiểm CNC quốc gia và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về CNC... Theo đó, 4 lĩnh vực được định hướng tập trung phát triển CNC là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới; các chính sách ưu tiên ưu đãi cao nhất về đất đai, thuế và có cơ chế tài chính đặc thù để hỗ trợ cho nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao ứng dụng, đạo tạo và sử dụng nguồn nhân lực…
Hội thảo nhìn nhận, hiện nay ngoài 2 KCNC Hòa Lạc và KCNC TP.HCM phát triển khá đồng bộ thì hầu hết các địa phương trong cả nước chưa thực sự có được đầy đủ những tiêu chí của một KCNC hoàn chỉnh. Hiện trạng phát triển KCNC vẫn còn tồn tại một số trở ngại như nhận thức về CNC không thống nhất giữa địa phương với địa phương và giữa Trung ương với địa phương; chưa quan tâm đúng mức tới các điều kiện cần và đủ cho việc thành lập và hoạt động của các KCNC; có xu hướng thành lập KCNC tràn lan theo phong trào; nhân lực trình độ cao rất thiếu; chính sách huy động vốn đầu tư chưa đồng bộ, hấp dẫn… Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật CNC cùng những giải pháp chiến lược, định hướng phát triển từ nay đến 2015-2020, hy vọng về các vùng tiềm năng như kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Hà Nội – Hải Phòng), kinh tế trọng điểm miền Trung (Đà Nẵng – Quảng Nam – Huế) và kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương – Vũng Tàu) phát triển tốt các KCNC (công nghiệp CNC, nông nghiệp CNC…) là điều có thể. Trong tương lai gần, các địa phương có thể xây dựng được 20 KCNC nông nghiệp, 8 KCNC công nghiệp… và nhiều hơn nữa nếu được đầu tư đúng mức.
Với quy mô lớn, đa chức năng, KCNC Hòa Lạc và KCNC TP.HCM hiện là những điểm đến của các nhà đầu tư CNC tại Việt Nam. Đại diện KCNC Hòa Lạc đã nêu ra các lý do hấp dẫn thu hút đầu tư là nhờ vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào, hạ tầng đồng bộ và hiện đại, ưu đãi cao nhất, thủ tục hành chính một cửa, môi trường đầu tư thân thiện… Đại diện KCNC TP.HCM cho biết, KCNC TP.HCM đang ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: vi điện tử – công nghệ thông tin – viễn thông; cơ khí chính xác – tự động hóa; công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, dược phẩm và vật liệu mới, công nghệ nano. Với nhiều chính sách ưu đãi cùng những tiềm năng phát triển tại các địa phương, CNC tại Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Chúng ta kỳ vọng một xu thế phát triển CNC đồng bộ với khu vực và trên thế giới.

Lam Vân

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả