SpStinet - vwpChiTiet

 

Phương pháp “thuần hoá tích hợp” trong chọn tạo dòng thuần ở ngô

Đề tài do GS.TS Ngô Hữu Tình thực hiện nghiên cứu thực nghiệm khẳng định tính khả thi của phương pháp thuần hoá tích hợp trong chọn tạo dòng thuần ở ngô.

Dòng thuần là vật liệu cơ bản quan trọng torng chọn tạo và phát triển giống ngô lai. Dòng thuần được tạo ra từ những vật liệu rất đa dạng như giống địa phương, giống thụ phấn tự do, các quần thể… bằng nhiều phương pháp khác nhau như tự thụ phấn cưỡng bức, các hình thức nội phối… Thuần hoá tích hợp là phương pháp phát triển dòng thuần ngô khoẻ mạnh với một hoặc một số tính trạng quan tâm được cải thiện. Nguyên lý của phương pháp này là trong quá trình thuần hoá, nhà chọn giống tiến hành làm sao để kết hợp được các gen và tích luỹ được các allen điều khiển tính trạng.
Nghiên cứu tiến hành với 2 giống ở 2 thể loại thụ phấn tự do và giống lai, đó là MSB.2649 (giống ngô thụ phấn tự do) và G.5408 (giống ngô lai đơn của Cty Ciba-Geygy nay là Cty Syngenta. MSB.2649 là phiên bản hạt vàng của giống ngô MSB,49 hạt trắng nổi tiếng có nguồn gốc CIMYT). 7 gia đình tốt nhất được lựa chọn từ 250 gia đình ngô MBS.2649 trong 1 thí nghiệm chọn lọc “bắp trên hàng cải tiến” được gieo vụ đầu trên 5 hàng dài 5m, trong đó 3 hàng dành cho đề tài “chọn tạo dòng full-sib”, 2 hàng dành cho đề tài “thuần hoá tích hợp”… Giống G.5408 cũng được gieo trên 5 hàng cho mục đích này.
Kết quả cho thấy, phương pháp thuần hoá tích hợp đã giúp chọn tạo được các dòng thuần với những đặc điểm định trước, đặc biệt là tán lá bó và tính nhiều bắp. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với những tính trạng quan sát được trước tung phấn – phun râu. Đồng hành với tính trạng quan tâm, phương pháp còn cải thiện được những đặc điểm liên kết. Thuần hoá tích hợp đòi hỏi thời gian tạo dòng dài hơn, tính nhạy bén và kiên trì của nhà tạo giống. Phương pháp này cũng có thể củng cố những đặc điểm liên kết không mong muốn, để khắc phục, khi dòng đã ổn định nên tiến hành xen kẽ một vài đời tự phối để loại bỏ những đặc điểm đó.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả