Điều trị phình mạch não vỡ bằng phẫu thuật
26/03/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Phạm Tỵ thực hiện trình bày và điểm lại một số đặc điểm lâm sàng và điều trị của bệnh lý phình mạch não vỡ.
Phình mạch não vỡ là một bệnh dị dạng mạch máu não do thương tổn ở thành mạch nguyên nhân chưa rõ ràng, thường gặp chiếm tỷ lệ khoảng 5% dân số, có thể vỡ bất cứ lúc nào với khoảng 50% trường hợp, gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 50%.
Đề tài tiến hành từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2006 tại Bình Định và trình bày 2 trường hợp phình mạch máu não chảy máu tái phát, trong bệnh cảnh rất nặng và đã được phẫu thuật thành công.
Theo đó, đề tài đưa ra các yếu tố nên chọn mổ sớm là lâm sàng và điều kiện sức khoẻ của bệnh nhân tốt; hiện diện chảy máu dưới nhện nhiều; bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ về chảy máu tái phát như động kinh liên tục, huyết áp không ổn định; có khối u máu gây hiệu ứng choán chỗ phối hợp với chảy máu dưới nhện; chảy máu tái phát sớm… Các yếu tố nên chọn mổ chậm (10-17 ngày sau kho vỡ phình mạch não vỡ) là tình trạng lâm sàng nặng nề, nhiều nguy cơ về tuổi, giới, nhiều bệnh lý nội khoa kèm theo; phình mạch khó kẹp vì cổ rộng hoặc ở các vị trí quá sâu như nơi phân đôi của động mạch thân nền, giữa động mạch nền; có biểu hiện phù não nặng trên CTScanner, biểu hiện co thắt mạch. Như vậy, phình mạch não vỡ tái phát biểu hiện lâm sàng thường nặng nề và nguy kịch, việc phẫu thuật kẹp cổ túi phình và giảm áp não có thể cứu sống bệnh nhân có tình trạng lâm sàng trước mổ nặng nề.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 1/2008)