SpStinet - vwpChiTiet

 

Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Lâm Đồng, Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Toàn Thắng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và Lương Văn Dũng ( Đại học Đà Lạt), nhằm xác định được loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm sinh học cơ bản của các loài Dẻ cho hạt ăn được tại Tây Nguyên, từ đó lựa chọn các loài có triển vọng để nghiên cứu gây trồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, họ Dẻ ở Tây Nguyên có 3 chi (Castanopsis, Lithocarpus và Quercus) với khoảng 50 loài , trong đó có 11 loài cho hạt ăn được, tập trung nhiều nhất ở chi Castanopsis (9 loài) và Lithocarpus (2 loài). Các loài cây này phân bố hầu hết ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung nhiều nhất ở 2 tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng. Dựa vào kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng hạt, điều tra phạm vi phân bố, và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản để thấy được ưu và nhược điểm của từng loài; nhóm nghiên cứu đã chọn ra được 2 loài có triển vọng nhất để gây trồng lấy hạt ở Tây Nguyên là: Dẻ anh và Kha thu nguyên. Hai loài này có nhiều ưu điểm như: biên độ sinh thái rộng, phạm vi phân bố rộng ở đai cao từ 500-1500m, cho hạt ăn ngon, chu kì cho quả ngắn, tái sinh mạnh. Cần tiếp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng 2 loài cây này.
HT (Theo Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp-số 18-T11/2007

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả