Nghiên cứu khả năng xử lý chất rắn lơ lửng trong nước thải chế biến thủy sản.
15/01/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đây là đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Hà và Hoàng Thị Trung Hiếu (Khoa Môi trường - Đại học KHTN Hà Nội) nhằm nghiên cứu khả năng xử lý SS của một số chất keo tụ thường gặp, thời gian tối ưu và lượng chất keo tụ cần sử dụng trong quá trình xử lý nước thải thủy sản với quy mô phòng thí nghiệm. Đối tượng nghiên cứu là nước thải Xí nghiệp Chế biến Thủy đặc sản Xuất khẩu Hà Nội-F37. Nhóm tiến hành phân tích SS, COD, BOD5 tại phòng thí nghiệm, nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chất keo tụ đến hiệu quả xử lý, xác định thời gian lưu tối ưu, so sánh hiệu quả xử lý của các chất keo tụ với việc phân tích hồi quy, xác định mối quan hệ giữa lượng chất keo sử dụng với thông số SS của nước thải đầu vào để xác định điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông số ô nhiễm chính trong nước thải Xí Nghiệp Chế biến Thủy đặc sản Xuất khẩu Hà Nội như SS và COD đều cao hơn TCVN 5945-2005, (thông số SS vượt từ 1-3 lần và COD từ 15-40 lần); lưu lượng và hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải của xí nghiệp này lớn theo thời gian phụ thuộc vào các loại và lượng nguyên liệu. Hiệu suất xử lý SS của FeCl
3.6H
2O (đạt 98 %), Al
2(SO
4)3.6H
2O (94,5%) và sữa vôi (66,2%). Như vậy, FeCl
3.6H
2O có hiệu quả xử lý cao nhất, đồng thời
mua ban quan ao giay dep cũng xử lý được COD (64%) và BOD( khoảng 50%). Thời gian lưu nước tối ưu khi sử dụng FeCl
3.6H
2O là 5 giờ, tuy nhiên nếu tính tổng chi phí-hiệu quả của quá trình xử lý có thể áp dụng thời gian lưu 3 giờ với hiệu suất đạt 95%. Có thể sử dụng tinh bột hoặc PA101 làm chất trợ lắng khi hàm lượng SS>250mg/l, đặc biệt với nước thải chế biến mực. Lượng FeCl
3.6H
2O sử dụng phụ thuộc vào hàm lượng SS ban đầu theo hàm tuyến tính. Dựa vào phương trình tuyến tính này có thể xác định được lượng chất keo tụ cần sử dụng khi biết tải lượng ô nhiễm SS của nước thải đầu vào.
HT (Theo Tạp Chí Hóa học & Ứng dụng số 12/2007)