SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng quá trình gây ứng lực trước trong hệ dầm sàn đến hệ khung – vách nhà nhiều tầng

Đề tài do PGS.TS Lê Thanh Huấn (ĐH Kiến trúc Hà Nội) thực hiện nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của của quá trình gây ứng lực trước trong hệ dầm sàn đến hệ khung – vách nhà nhiều tầng.

Trong xây dựng nhà và công trình dùng bê tông ứng lực trước thường chỉ gây ứng lực trước cho các cấu kiện chịu uốn hay chịu kéo, còn các kết cấu khác như cột, tường vách cứng chỉ dùng bê tông cốt thép không căng. Những nội lực và chuyển vị phát sinh trong cột hay tường vách trong quá trình gây ứng lực trước cho kết cấu dầm, sàn trong nhà nhiều tầng có giá trị rất đáng kể. Do vậy, trong tổ hợp nội lực không xét đến lực nén trước sẽ dẫn đến sai lầm trong kết quả tính toán và bố trí thép trong những cấu kiện còn lại trong hệ chịu lực.
Mô men tại chân và tại sàn tầng 1 của cột biên khi chịu lực căng là rất lớn so với trường hợp chỉ chịu tải trọng bản thân. Nếu tính toán hết tất cả các trường hợp tải trọng (gió, động đất) thì mô men tại chân và đỉnh cột sẽ tăng lên rất nhiều khi có kể đến lực căng cáp. Mô men tại chân cột tầng 2 và cột các tầng tiếp theo khi chịu lực căng chênh lệch không đáng kể so với trường hợp không kể đến lực căng cáp. Khi xét tới lực căng đường biến dạng và chuyển vị của cột các tầng 1,2,3 ngang thay đổi khá rõ rệt so với chỉ xét tới tải trọng bản thân và tải trọng gió. Từ tầng 3 trở lên biến dạng ít thay đổi. Trong liên kết sàn ứng lực trước trong nhà nhiều tầng cần phải xét đến ảnh hưởng của quá trình căng cáp, đặc biệt đối với các cấu kiện liền kề sàn như cột, vách được neo cáp.
LV (nguồn: TC Xây dựng, số 6-2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả