SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của sử dụng endosulfan (thiodan) trên môi trường đất, nước và sinh vật trong ruộng lúa

Đề tài do các tác giả Cao Văn Phụng (Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL) và Ngô Ngọc Hưng (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐH Cần Thơ) thực hiện nhằm xác định hàm lượng của endosulfal trong đất, nước, cá và hạt lúa vào các thời điểm trước, sau khi xử lý thuốc và sau khi thu hoạch.

Ở ĐBSCL, người dân thường sử dụng endosulfal để diệt ốc bươu vàng hại lúa vì tính hiệu quả cao của nó. Tuy nhiên, endosulfal được khuyến cáo sử dụng hạn chế trên cây trồng cạn vì nó rất độc hại đối với các loài thuỷ sinh, nhất là cá.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát và lấy mẫu ở huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ); endosulfal được sử dụng với liều lượng thiodan 35ND phun 3kg/ha (phun ngày 9/12/2005); lấy mẫu ngày 8/12/2005 (trước khi sạ lúa 1 ngày - đợt 1), ngày 10/12/2005 (sau khi sạ lúa 1 ngày - đợt 2) và ngày 21/3/2006 (sau khi thu hoạch lúa - đợt 3).
Kết quả cho thấy, xử lý endosulfal theo liều lượng sử dụng của nông dân đưa đến hàm lượng endosulfal trong nước ruộng và nước kênh tăng cao ngay sau khi phun (593 và 390 μg/l) và điều này gây ra cá chết, () làm thiệt hại nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên đồng ruộng. Sau hơn 3 tháng xử lý, nồng độ được phát hiện của endosulfal trong các mẫu nước ruộng và nước kênh giảm thấp (31 và 16 μg/l) tuy nhiên vẫn vượt chỉ tiêu chuẩn môi trường. Endosulfal trong đất giảm thấp (21 ppm) vào giai đoạn thu hoạch lúa và hàm lượng này chưa vượt tiêu chuẩn môi trường. Mặc dù dư lượng endosulfal trong hạt lúa (biến động từ 9-18 μg/kg) còn rất thấp so với tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn cao hơn 2-3 lần ngưỡng tối thiểu có nguy cơ gây hại cho con người. Vả lại sự ô nhiễm nguồn nước với hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép là lý do để cảnh báo người nông dân không nên sử dụng loại nông dược này trên ruộng lúa nước…
LV (nguồn: Tạp Chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông thôn, số 19/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả