SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu so sánh một số kích thước cung răng trẻ 6-8 tuổi với các lứa tuổi khác

Đề tài do tác giả Trịnh Hồng Hương (ĐH Răng hàm mặt) thực hiện nhằm xác định các giá trị trung bình của kích thước cung răng trẻ 6-8 tuổi; so sánh các giá trị trên với giá trị trung bình của kích thước cung răng nhóm trẻ 12-15 tuổi và tuổi trưởng thành.

Nghiên cứu tiến hành với 75 trẻ 6-8 tuổi là học sinh trường Tiểu học Thành Công B Hà Nội; xác định các kích thước cung răng như chiều dài, chiều rộng phía trước, chiều rộng phía sau…

Kết quả cho thấy, kích thước cung răng theo chiều rộng của nhóm trẻ 6-8 tuổi nhỏ hơn nhóm 12 tuổi 3,08-3,89 mm, nhỏ hơn nhóm 15 tuổi 3,48-3,89 mm và nhỏ hơn nhóm trưởng thành là 3,18-4,09 mm. Kích thước cung răng theo chiều dài của nhóm 6-8 tuổi nhỏ hơn nhóm 12 tuổi (không có ý nghĩa thống kê), xấp xỉ bằng chiều dài cung răng lúc 15 tuổi (p>0,05) và lớn hơn kích thước cung răng của người trưởng thành từ 1,22-1,35 mm (có ý nghĩa thống kê cao, với p<0,001)…
Khi so sánh với các nghiên cứu khác cũng trên trẻ em Việt Nam nhưng ở các lứa tuổi khác nhận thấy, chiều rộng cung răng tăng từ 6-8 tuổi đến 12, 15 tuổi rồi giảm xuống ở tuổi trưởng thành; còn chiều dài cung răng thì được thiết lập ngay từ giai đoạn sớm của thời kỳ răng hỗn hợp. Vì vậy, bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giảm kích thước chiều dài cung răng đều dẫn đến thiếu chỗ mọc răng, ví dụ sâu răng hàm sữa, mất răng hàm sữa sớm… khi đó phải dùng tới các phương pháp giữ khoảng khác nhau. Còn khi lên kế hoạch điều trị thì phải tính đến việc tăng chiều rộng cung răng cho đến 12, 15 tuổi và việc giảm chiều rộng ở lứa tuổi trưởng thành.

LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 5/2008)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả