SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá rô biển trong điều kiện nuôi

Cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch 1790) là loài cá có giá trị kinh tế (thịt thơm ngon, giá bán cao), phân bố nhiều ở vùng ven biển và biển khơi Việt Nam. Hiện nay, việc nuôi lồng bè loại cá này ở nhiều địa phương ven biển nước ta vẫn còn  phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, chưa có công trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá rô biển.
 
Nhận diện được vấn đề, tác giả Ngô Vĩnh Hạnh và Nguyễn Hữu Ninh (Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) đã tiến hành “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá rô biển trong điều kiện nuôi”.

Kết quả nghiên cứu trên 150 con cá bố mẹ được thu thập và chọn lọc từ các lồng nuôi và đánh bắt từ tự nhiên cho thấy, cá rô biển là loài cá đẻ nhiều lần trong một mùa sinh sản. Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 (tập trung cao nhất là vào tháng 8 và tháng 9). Tuổi thành thục lần đầu đối với cá đực là 0+ với kích cỡ 35 cm, nặng 1,4 kg; cá cái thành thục lần đầu ở tuổi 1+ với kích thước 45 cm, nặng 2,5 kg. Hệ số thành thục của cá rô biển cao nhất vào tháng 8 (11,39 ± 3,56%) và tháng 9 (11,45 ± 2,39%). Sức sinh sản tuyệt đối dao động trong khoảng 6.840.787 đến 12.294.400 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối trung bình đạt 2.306 ± 282.649 trứng/g cá cái với khối lượng cá cái 3,7 – 5,7 kg/con. Trong nghiên cứu sinh sản nhân tạo nên đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ thành thục bắt đầu từ tháng tư nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển tuyến sinh dục.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển đã làm cơ sở khoa học cho việc sản xuất giống loại cá này ở nước ta.
Nguồn: Tạp chí NN&PTNT, số 24/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả