Nghiên cứu ứng dụng vật liệu hỗ trợ ván khuôn để nâng cao độ bền của bê tông trong điều kiện Việt Nam
16/07/2010
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do TS. Đào Văn Đông (Bộ môn Vật liệu xây dựng, Viện KH&CN Xây dựng giao thông, ĐH Giao thông vận tải) thực hiện giới thiệu về vật liệu hỗ trợ ván khuôn; nguyên lý làm việc và khả năng áp dụng của vật liệu này trong thi công các kết cấu bê tông.
Vật liệu hỗ trợ ván khuôn (controlled perme-ability formwork liners – CPF) là một loại vải không dệt từ các vật liệu như polyethylene hoặc polypropylene và có đường kính lỗ rỗng từ 0.2 đến 30 m. Khi sử dụng, CPF được cố định ở mặt trong của các loại ván khuôn truyền thống như ván khuôn gỗ, ván khuôn thép, ván khuôn nhựa.
Qua phân tích lý thuyết và các thực nghiệm cho thấy, độ bền của kết cấu bê tông là yếu tố quan trọng đảm bảo tuổi thọ của các công trình, nhất là trong điều kiện khí hậu Việt Nam chịu tác động xâm thực mạnh của môi trường biển. Độ bền của kết cấu bê tông có thể được cải thiện thông qua việc nâng cao chất lượng của lớp bê tông bảo vệ. CPF là một giải pháp rất triển vọng để cải thiện chất lượng của lớp bê tông bảo vệ thông qua việc nâng cao độ đặc chắc, độ cứng và cường độ bề mặt cũng như giảm mức độ thấm nước và thấm ion clorua. Các nghiên cứu tiếp theo đối với các loại hỗn hợp bê tông khác nhau cần được tiếp tục thử nghiệm trước khi ứng dụng CPF trong thi công các công trình cầu ở Việt Nam.
LV (nguồn: TC Cầu đường VN, số 4-2010)