Lò hơi lớp sôi tuần hoàn và năng lực khống chế nồng độ chất phát thải
09/04/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do GS.TSKH Nguyễn Sĩ Mão, Ths. Mai Thanh Hà Huế, KS Nguyễn Chiến Thắng thực hiện. Công nghệ cháy than trong lò hơi lớp sôi tuần hoàn vốn là công nghệ cháy than sạch. Nó có thể khống chế nồng độ chất phát thải khí ô nhiễm nằm trong phạm vi thấp. Trong bài này, tác giả tập trung vào một số vấn đề về nguyên lý công nghệ phản ứng khử SO2 trong khói thải của lò hơi lớp sôi tuần hoàn.
Thực hiện phản ứng khử lưu huỳnh khi cháy nhiên liệu trong lớp sôi tuần hoàn, đề tài cho thấy, hai chất phụ gia được dùng để khử lưu huỳnh hiệu quả và tinh tế nhất là đá vôi hoặc đá bạch vân. Ngoài ra, cũng phải kể đến các yếu ảnh hưởng đến hiệu suất khử lưu huỳnh như: hoạt tính phản ứng và tỉ số Ca/S, cỡ hạt chất khử, nhiệt độ buồng lửa, chất bốc trong than.
Với cỡ hạt đá vôi 0,2-1,5mm và nhiệt độ 850-9000C là có lợi nhất cho việc khử lưu huỳnh. Một điểm đáng lưu ý, với loại than có chất bốc cao phải sử dụng tỉ lệ Ca/S cao mới hiệu quả còn với than anthraxit, đá dầu thì có thể dùng tỉ lệ Ca/S thấp. Tỉ số Ca/S khoảng 3-5 thì hiệu suất khử lưu huỳnh sẽ đạt đến 90%.
BH (Theo Tạp chí KH&CN Nhiệt, số3/08)