Trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, nhiễm nấm sâu (nhiễm nấm hệ thống, nội tạng) có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Những tiến bộ mới trong điều trị đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân nhiễm nấm nội tạng. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng kháng sinh, gia tăng các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, sử dụng catheter, bệnh lý ung thư, sử dụng thuộc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh… chính là nguyên nhân nhiễm nấm nội tạng ngày một tăng. Cho tới nay, các biện pháp truyền thống như soi tươi, nuôi cấy, mô bệnh học vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm nấm mặc dù độ nhạy, độ đặc hiệu của các biện pháp này khá thấp.
Trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, nhiễm nấm sâu (nhiễm nấm hệ thống, nội tạng) có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Những tiến bộ mới trong điều trị đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân nhiễm nấm nội tạng. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng kháng sinh, gia tăng các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, sử dụng catheter, bệnh lý ung thư, sử dụng thuộc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh… chính là nguyên nhân nhiễm nấm nội tạng ngày một tăng. Cho tới nay, các biện pháp truyền thống như soi tươi, nuôi cấy, mô bệnh học vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm nấm mặc dù độ nhạy, độ đặc hiệu của các biện pháp này khá thấp.
Hầu hết các trường hợp nhiễm nấm nội tạng ở Việt Nam được phát hiện bằng các kỹ thuật nuôi cấy truyền thống khi bệnh ở giai đoạn muộn. Do đó, yêu cầu phát triển các kỹ thuật chẩn đoán nhanh, chính xác giúp người bệnh được điều trị đúng thuốc, giảm chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và tránh được các biến chứng do việc chẩn đoán muộn, chẩn đoán sai gây ra.
Nhằm đưa ra các kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán nhiễm nấm nội tạng ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu tại Học viện Quân y do PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán một số vi nấm gây bệnh nội tạng ở người” trong giai đoạn 2013-2015.
Đề tài đã thu được những kết quả như sau:
1. Xây dựng được các quy trình sinh học phân tử xác định vi nấm gây bệnh nội tạng ở người
- Quy trình kỹ thuật PCR-RFLP xác định loài 7 loại nấm men thường gặp.
- Quy trình kỹ thuật Nested-PCR phát hiện nấm C. albicans.
- Quy trình kỹ thuật Nested-PCR phát hiện nấm C. neoformans.
- Quy trình kỹ thuật Nested-PCR phát hiện nấm A. fumigatus.
- Quy trình kỹ thuật Nested-PCR phát hiện nấm P. marneffei.
- Quy trình kỹ thuật Multiplex-PCR phát hiện C. albicans và C. neoformans.
2. Đã xây dựng được quy trình chế tạo một số bộ sinh phẩm sinh học phân tử và đánh giá được độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định ở phòng thí nghiệm:
- Bộ sinh phẩm Nested-PCR phát hiện C. albicans: độ nhạy 98,2%, độ đặc hiệu 100%, ngưỡng phát hiện 1,25pg/µl, độ ổn định > 6 tháng.
- Bộ sinh phẩm Nested-PCR phát hiện C. neoformans: độ nhạy 98,11%, độ đặc hiệu 100%, ngưỡng phát hiện 0,4pg/µl, độ ổn định > 6 tháng.
- Bộ sinh phẩm Nested-PCR phát hiện A. fumigatus: độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%, ngưỡng phát hiện 9,375pg/µl, độ ổn định > 6 tháng.
- Bộ sinh phẩm Multiplex-PCR phát hiện C. albicans và C. neoformans: độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%, ngưỡng phát hiện 0,625pg/µl với nấm C. albicans và 10pg/µl với nấm C. neoformans, độ ổn định > 6 tháng,.
- Bộ sinh phẩm PCR-RLFP phát hiện 7 loại nấm men: độ nhạy 92,86%, độ đặc hiệu 100%, độ ổn định > 6 tháng.