Ảnh hưởng của rơm rạ xử lý bằng chế phẩm Trichoderma sp. đến năng suất, độ phì nhiêu đất và hiệu quả kinh tế lúa hè thu 2010 tại ĐBSCL
16/02/2012
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác gỉa Trần Thị Anh Thư, Trần Thị Ngọc Sơn, Nguyễn Ngọc Nam, Lưu Hồng Mẫn (Viện Lúa ĐBSCL) thực hiện tại xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Theo đó, khi ứng dụng quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Tricoderma trên đồng ruộng cho năng suất lúa khi bón rơm rạ có xử lý kết hợp với 70& NPK (tương đương với 70 N – 42 P
2O
5 – 21 K
2O kg/ha) tương đương với bón phân theo tập quán của nông dân (đốt rơm kết hợp bón 100% NPK, tương đương với 100 N – 60 P
2O
5 – 30 K
2O kg/ha). Giảm 30% lượng phân hóa học, đồng thời cải thiện tốt các đặc tính độ phì nhiêu đất trồng lúa như gia tăng hàm lượng đạm, lân, kali hữu dụng và hàm lượng chất hữu cơ, gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa so với mức bón phân phổ biến của nông dân (100 N – 60 P
2O
5 – 30 K
2O kg/ha).
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 7/2011)