Nghiên cứu đa dạng di truyền của virus gây bệnh tristeza trên cây có múi ở ĐBSCL
17/12/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Đặng Thị Hương, Nguyễn Minh Phương, Lê Văn Sơn, Lê Trần Bình, Chu Hoàng Hà (Viện Công nghệ sinh học, Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện nghiên cứu cấu trúc và sự đa dạng di truyền của 4 vùng gene A, F, C, P từ một số isolate CTV (virus gây ra bệnh tristeza – bệnh tàn lụi) phân lập được ở các tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ)…
Theo đó, các đoạn gene A, F, C, P của CTV ĐBSCL đã được phân lập. Trình tự của chúng có mức độ tương đồng khác nhau rõ rệt: A (80,7% - 97,9%), f (90,4% - 99,5%), C (96,9% - 99,6%), P (88% - 99,8%). Kết quả này cho thấy mức độ bảo thủ của các đoạn gene tăng theo thứ tự A, P, F và C. Kết quả phân tích cây phát sinh chủng loại cho thấy 5 isolate phân lập được ở ĐBSCL đa dạng, chứng tỏ khả năng tái tổ hợp cao giữa một số isolate nghiên cứu. LV (nguồn: TC NN&PTNT, 11/2008)