SpStinet - vwpChiTiet

 

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới là một trong những hướng đi quan trọng để Việt Nam tăng tốc phát triển kinh tế và xã hội.

Nhận dạng hệ sinh thái khởi nghiệp

Tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Mục tiêu đến năm 2025 là:

- Hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đã được nhiều địa phương quan tâm đầu tư, nhưng còn ở giai đoạn hình thành và kiến tạo. Các số liệu liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam được đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau, điểm chung là các tác nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp còn rất khiêm tốn (Bảng 1, Bảng 2).

Bảng 1: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Các tác nhân

Năm 2016

Năm 2017

Số lượng tổ chức hỗ trợ, thúc đẩy kinh doanh (Accelerators)

6

6

Số lượng quỹ/nhà đầu tư giai đoạn sơ khởi (Pre-seed, Seed investors)

22

22

Số lượng quỹ/ nhà đầu tư giai đoạn Series A, Series B

25

27

Số lượng nhà đầu tư khác

14

14

Số lượng quỹ/Vườn ươm của Chính phủ

4

4

Số lượng khu làm việc chung

13

14

Số lượng sự kiện khởi nghiệp sáng tạo lớn

13

13

Số lượng đầu mối truyền thông khởi nghiệp sáng tạo

9

9

Nguồn: Trịnh Đức Chiều, Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp; Topica Founder Institute.

Trong báo cáo: “Thực trạng khởi nghiệp sáng tạo và chính sách hỗ trợ tại Việt Nam” của tác giả Phan Hoàng Lan (Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN) vào tháng 6/2018 đã có thống kê về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam như sau:

Bảng 2: Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

~3.000

Số lượng vườn ươm và tổ chức thúc đẩy kinh doanh

40

Số lượng khu làm việc chung

40

Sự kiện quy mô vừa và lớn được tổ chức

> 50

Chương trình truyền hình, trang tin chuyên về khởi nghiệp

> 30

Nguồn: Phan Hoàng Lan, Thực trạng khởi nghiệp sáng tạo và chính sách hỗ trợ tại Việt Nam.

Thu hút đầu tư

Theo Topica Founder Institute, năm 2017, Việt Nam có 92 thương vụ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đạt giá trị 291 triệu USD, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài, tăng gần gấp đôi về số thương vụ và 42% về giá trị so với năm 2016, nhưng còn thấp so với khu vực (BĐ1). Tech in Asia cho biết, khu vực Đông Nam Á thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp trong năm 2017, Việt Nam thu hút nguồn vốn này chưa đến 5%. Còn theo CBInsight, từ năm 2012 đến nay, Việt Nam đứng thứ 4 về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm, sau Singapore, Indonesia và Malaysia.

BĐ1 : Số thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và giá trị đầu tư

Nguồn:  Topica Founder Institute, Vietnam  startup deal  insight 2017.

Trong các vòng gọi vốn đầu tư ở Việt Nam, năm 2016 có 70% các gói đầu tư ở giai đoạn sơ khởi (dạng Seed, Series A), số lượng mua bán và sáp nhập (M&A) còn ít, chưa có doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO - Initial Public Offering) (BĐ2). Các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo đang hoạt động tại Việt Nam có thể kể đến là DG Ventures, CyberAgent Ventures, Gobi Partners, 500 startups, Quỹ Sáng tạo CMC, Viettel Venture… và bắt đầu hình thành một số mạng lưới đầu tư thiên thần như VIC Impact, iAngel...

BĐ2: Tỷ lệ thu hút đầu tư qua các vòng gọi vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, năm 2016

Nguồn:  Topica Founder Institute, Vietnam  startup deal  insight 2016.

Phục vụ người tiêu dùng là lĩnh vực thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Đây là lĩnh vực chiếm ưu thế ở Việt Nam, lên đến trên 70%, trong khi lĩnh vực khai thác và phục vụ doanh nghiệp còn khá thấp (BĐ3).

BĐ3: Tỷ lệ các lĩnh vực thu hút khởi nghiệp sáng tạo năm 2017

 Nguồn: Lương Minh Huân, Viện phát triển doanh nghiệp-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Thu hút đầu tư khởi nghiệp sáng tạo nhiều nhất năm 2017 là lĩnh vực thương mại điện tử, với 21 thương vụ, đạt giá trị là 83 triệu USD; kế đến là công nghệ thực phẩm và công nghệ tài chính. Các vị trí này thay đổi so với 2016 (công nghệ tài chính gọi được vốn đầu tư nhiều nhất: 129,1 triệu USD; tiếp theo là thương mại điện tử  34,7 triệu USD; công nghệ giáo dục 20,2 triệu USD) (Bảng 3).

Bảng 3: các lĩnh vực dẫn đầu thu hút đầu tư khởi nghiệp

STT

Lĩnh vực

Năm 2016

(Triệu USD)

Năm 2017

(Triệu USD)

1

Thương mại điện tử (E-commerce)

34,7

83

2

Công nghệ thực phẩm (Food tech)

7,4

65

3

Công nghệ tài chính (Fintech)

129,1

57

4

Công nghệ giáo dục (Edtech)

20,2

 

5

Bất động sản (Real estate)

6,5

 

6

Truyền thông (Media)

4,2

18

7

Logistics

 

18

8

Du lịch trực tuyến (Online travel)

 

11

Nguồn: Topica Founder Institute

Sáu thương vụ thu hút vốn đầu tư hàng đầu năm 2017 đạt giá trị 198 triệu USD, chiếm 65%  tổng giá trị đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó ba thương vụ sáp nhập (Acquisition) của Sea Group chiếm hơn phân nửa (Bảng 4).

Bảng 4 : các thương vụ thu hút đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo đứng đầu năm 2017

STT

Nhận đầu tư

Nhà đầu tư

Vòng đầu tư

Giá trị *

(Triệu USD)

1

Foody

Sea Group

Acquisition

64

2

2 thương vụ không công bố

Sea Group

Acquisition

50

3

Tiki

ID.COM

STIC Investerment

Series C

54

4

1 thương vụ không công bố

TNB Venture

Series A

20

5

Vntrip

Hendale Capital

Series B

10

Ghi chú: *: Ước;  Vòng gọi vốn đầu tiên (series A) là vòng đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, tiếp theo là series B, series C, v.v… Khi doanh nghiệp khởi nghiệp trưởng thành sẽ tiến hành thoái vốn/hoàn vốn (exiting stage) cho nhà đầu tư, có hai cách thoái vốn là: mua bán và sáp nhập (M&A - Merger and Acquisition) và lần đầu bán chứng khoán ra công chúng (IPO - Initial Public Offering).

Nguồn:  Topica Founder Institute, Vietnam  startup deal  insight 2017.

Đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp

Nghiên cứu Khởi nghiệp toàn cầu (GEM- Global Entrepreneurship Monitor) được bắt đầu từ năm 1999, do Hiệp hội Nghiên cứu kinh doanh toàn cầu (GERA - Global Entrepreneurship Research Association) điều phối, với đội ngũ hơn 400 nhà nghiên cứu từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Báo cáo GEM năm 2017/18 được thực hiện từ khảo sát 54 nền kinh tế, kết quả hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam được đánh giá có những thay đổi tích cực so với năm 2015/16 (được đánh giá từ khảo sát 62 nền kinh tế). Trong đó, tiêu chí về tính năng động của thị trường nội địa, văn hóa và chuẩn mực xã hội đạt thứ hạng cao, lần lượt là 5 và 6/54; thấp nhất là tiêu chí về chương trình hỗ trợ của chính phủ xếp hạng 43/54. Chi tiết xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam được thể hiện trong Bảng 5.

 Bảng 5: Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam

Tiêu chí

Năm 2017/18

Năm 2015/16

Việt Nam

Điểm trung bình của châu Á và châu Đại Dương

Việt Nam

Điểm

Thứ hạng/54

Điểm

Thứ hạng/62

Tài chính cho kinh doanh

3,8

39

4,69

3,45

50

Chính sách của Chính phủ

5,0

12

4,66

4,33

25

Quy định của Chính phủ

4,0

25

4,05

4,61

15

Chương trình hỗ trợ của chính phủ

3,4

43

4,25

4,00

50

Giáo dục kinh doanh bậc phổ thông

2,9

34

3,49

2,47

47

Giáo dục kinh doanh sau phổ thông

4,3

39

4,61

4,17

47

Chuyển giao công nghệ

3,7

34

3,99

3,91

30

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

4,7

36

4,65

4,66

42

Năng động của thị trường nội địa

6,9

5

5,95

6,07

11

Độ mở của thị trường nội địa

4,6

12

4,25

4,22

26

Cơ sở hạ tầng

7,1

10

6,57

6,87

17

Văn hóa và chuẩn mực xã hội

6,1

6

5,27

5,44

14

Ghi chú: Thang đo 1 (rất kém) - 9 (rất tốt)

Nguồn: Global Entrepreneurship Research Association (GERA), Global Entrepreneurship Monitor (GEM).

Tại TP.HCM, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng được đánh giá theo bộ tiêu chí nghiên cứu GEM, ba tiêu chí được đánh giá cao là năng động của thị trường nội địa, văn hóa và chuẩn mực xã hội, cơ sở hạ tầng. Tiêu chí đạt điểm yếu của TP.HCM cũng là điểm yếu phổ biến của các hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới, đó là về giáo dục kiến thức kinh doanh cho học sinh và sinh viên (Bảng 6).  

Bảng 6: So sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, năm 2017/2018

Tiêu chí

TP. HCM

Việt Nam

Quốc gia xếp hạng 1/54

Điểm

Thứ hạng/54

Quốc gia

Điểm

Tài chính cho kinh doanh

4,6

3,8

39

Indonesia

6,2

Chính sách của Chính phủ

4,9

5,0

12

United Arab Emirates

6,3

Quy định của Chính phủ

4,7

4,0

25

United Arab Emirates

5,9

Chương trình hỗ trợ của chính phủ

4,6

3,4

43

Hà Lan

6

Giáo dục kinh doanh bậc phổ thông

3,2

2,9

34

Hà Lan

5,6

Giáo dục kinh doanh sau phổ thông

4,9

4,3

39

Thụy Sỹ

6,3

Chuyển giao công nghệ

4,5

3,7

34

Thụy Sỹ

5,7

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

4,8

4,7

36

Hà Lan

6,2

Năng động của thị trường nội địa

7,0

6,9

5

Trung Quốc

7,1

Độ mở của thị trường nội địa

4,7

4,6

12

Hà Lan

6,1

Cơ sở hạ tầng

6,6

7,1

10

Hà Lan

7,8

Văn hóa và chuẩn mực xã hội

7,5

6,1

6

Israel

7,2

Ghi chú: Thang đo 1 (rất kém) - 9 (rất tốt)

Nguồn: Global Entrepreneurship Research Association (GERA), Global Entrepreneurship Monitor (GEM); Vân Ly, SIHUB - điểm kết nối giữa hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và thế giới.

Theo thống kê của SIHUB (Saigon Innovation Hub), năm 2017, cả nước có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 834 doanh nghiệp (chiếm 42%) đang hoạt động tại TP.HCM. Hiện TP.HCM có 4 ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp đối với 4 nhóm ngành trọng điểm gồm: cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa - nhựa - cao su và công nghệ thông tin. Việc lập ban điều hành hệ sinh thái được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn TPHCM.

Anh Tùng (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả