SpStinet - vwpChiTiet

 

Thiết kế dầm bê tông sử dụng chất dẻo cốt sợi FRP dạng thanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn (ĐH Kiến trúc Hà Nôi) và KS. Nguyễn Tiến Nghĩa (Phân viện KHCN Xây dựng miền Nam) sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ ACI 440.1R-06, phiên bản 2006 (thay thế ACI 440.1R-03, phiên bản 2003) cho việc nghiên cứu sử dụng vật liệu FRP dạng thanh, làm cốt chịu lực trong các cấu kiện chịu uốn nói chung và cấu kiện dầm bê tông nói riêng trong công trình xây dựng.

FRP (Fiber Reinforced Polymer), một loại vật liệu xây dựng mới, vật liệu compozit chất dẻo cốt sợi, có một số tính năng nổi trội so với vật liệu thép và một số vật liệu truyền thống khác. Compozit có thể tạo lưới hoặc khung nhằm thay cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép; làm các tao cáp trong kết cấu dự ứng lực; làm dây văng cho cầu treo, dây co cho cột tháp; nhất là dùng cho việc sửa chữa và gia cường cho các loại cấu kiện công trình đã bị xuống cấp như gạch đá, thép, bê tông cốt thép…

Vật liệu thanh FRP có đặc trưng cơ học và vật lý khác so với vật liệu thép thông thường và việc tính toán cấu kiện chịu uốn sử dụng cốt FRP phần phức tạp hơn. Đối với các nhà thiết kế, khi thiết kế cần kiểm tra độ võng và bề rộng vết nứt của dầm bê tông cốt FRP bởi cốt FRP có mô đun đàn hồi khá nhỏ. Ngoài ra cần nghiên cứu thêm việc tính toán cho các trường hợp khác như dầm liên tục, tiết diện chữ T, cốt dọc đặt nhiều hàng hoặc với nhiều loại đường kính; nghiên cứu về khả năng sử dụng cốt FRP trong kết cấu dầm và sàn của các công trình xây dựng dân dụng.
LV (nguồn: Tạp chí Xây dựng, 6/2013)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả