SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng vệ tinh Quickbird xây dựng bản đồ phân bố rạn san hô năm 2010 xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 

Nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Cần Thơ và Viện Công nghệ châu Á (Asian Institute of Technology) đã sử dụng ảnh viễn thám Quickbird xây dựng bản đồ hiện trạng san hô năm 2010. Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được ứng dụng hiệu quả khi tiến hành phân loại các đối tượng dưới nước nhằm tăng cường thông tin ảnh.

Kết quả phân loại cho thấy, diện tích và chất lượng san hô khu vực mũi Bàn than, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam năm 2010 phân bố chủ yếu ở cấp san hô có độ phủ 10-20% và <10%.
 

Ảnh minh họa
 
Theo kết quả điều tra thực địa và báo cáo của các sở ban ngành liên quan, diện tích và chất lượng san hô khu vực này suy giảm do nhiều nguyên nhân, do tự nhiên và cả con người. Người dân địa phương vì nguồn thu nhập gia đình nên thường đánh bắt cá, tôm, hoặc đánh cắp san hô ngay trong khu vực bảo tồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn san hô của khu vực này. Bên cạnh đó, tình trạng bão lụt, tình hình khai thác, xây dựng tại  cảng Kỳ Hà và khu công nghiệp Chu Lai cũng làm cho bùn cát che lấp san hô, đồng thời các chất hóa học từ các khu công nghiệp cũng là nguồn ô nhiễm chính làm chết san hô ở khu vực.

Nghiên cứu đã chứng minh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý là công cụ hữu hiệu cung cấp nguồn thông tin quý giá nhằm hỗ trợ các nhà quy hoạch trong công tác xây dựng bảo tồn, khai thác và quản lý bền vững nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, do san hô là đối tượng dưới nước nên việc xác định đối tượng san hô thông qua ảnh viễn thám cần lưu ý ảnh hưởng độ đục của nước, độ sâu của san hô cũng như thời điểm chụp ảnh viễn thám tại khu vực khảo sát.
 
Lam Vân (nguồn: Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả