SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu quy trình nhân sinh khối tảo giàu astaxanthin ở quy mô bình 20 lít

Để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi trong việc cải thiện màu sắc cho động vật thủy sản, nhóm tác giả Nguyễn Thi Kim Liên, Trương Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Ngọc Nhung (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao) đã tiến hành xây dựng quy trình nhân nuôi tảo H.pluvialis giàu hàm lượng astaxanthin ở quy mô 20 lít, đồng thời đánh giá chất lượng chế phẩm astaxanthin thu được.

Các loại thủy sản được nuôi nhân tạo sau một thời gian thường có màu sắc nhạt dần và kém rực rỡ. Do đó, người nuôi thường bổ sung astaxanthin vào thức ăn nhằm cải thiện màu sắc trên động vật thủy sản. Ngoài các loại astaxanthin có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn và tảo biển, astaxanthin tổng hợp hóa học là loại được sử dụng phổ biến nhất nhưng lại có các ảnh hưởng gây suy thoái môi trường. Trong khi đó, loài vi tảo lục H.pluvialis có khả năng tính lũy astaxanthin lên đến 4% sinh khối khô và thân thiện với môi trường. Vì vậy, việc chọn tảo H.luvialis để chiết xuất astaxanthin làm nguyên liệu bổ sung vào thức ăn cho thủy sản là hoàn toàn khả thi.

Nghiên cứu được thực hiện trên chủng tảo H.luvialis do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 cung cấp với 2 nội dung chính gồm: xây dựng quy trình nuôi cấy tảo H.luvialis giàu astaxanthin ở quy mô 20 lít và nghiên cứu quy trình tách chiết astaxanthin từ tảo H.luvialis.

Các nhà nghiên cứu đã xây dựng được quy trình nuôi sinh khối tảo H.luvialis ở quy mô 20 lít theo 2 pha: pha 1 dùng ánh sáng đèn LED với cường độ chiếu 90 µmol/m2/s trong 12 giờ; pha 2 dùng ánh sáng đèn LED với cường độ chiếu 120 µmol/m2/s trong 12 giờ. Kết quả thu được mật độ trung bình tảo cao nhất là 4,93x105, với hàm lượng sắc tố astaxanthin đạt 3142,93 µg/l và hàm lượng astaxanthin sau khi trích ly đạt từ 5144-7535,8 µg/l, chiếm từ 2,34-6,61%/sinh khối khô.

 

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả