Ảnh hưởng một số yếu tố đến quá trình xử lý điện hóa nước thải nhà máy giấy.
15/01/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả Trần Thị Hiền và Nguyễn Thị Thanh (Khoa Công nghệ Hóa học-Đại học Bách khoa Hà Nội) tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải nhà máy giấy, từ đó góp phần vào việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thích hợp với hiệu quả cao. Hiện nay, ngành công nghiệp giấy ngày càng phát triển vì vậy lượng nước thải từ các nhà máy giấy rất lớn, gây độc hại cho môi trường và con người. Với công nghệ sản xuất giấy khác nhau cần có cách xử lý nước thải thích hợp. Ở Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu ứng dụng xử lý điện hóa nước thải nhà máy giấy. Vì vậy, nghiên cứu xử lý điện hóa nước thải nhà máy giấy là việc rất cần thiết nhằm đưa ra công nghệ xư lý thích hợp, triệt để các chất hữu cơ độc hại thải ra môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể xử lý nước thải nhà máy giấy bằng phương pháp điện hóa dùng điện cực anôt hòa tan hợp kim nhôm với các thông số kỹ thuật thích hợp sẽ đưa lại hiệu quả xử lý tốt; khi tăng mật độ dòng điện anốt thì hiệu quả xử lý nước thải tăng lên,
mua ban quan ao giay dep thời gian xử lý giảm xuống nhưng tiêu hao anốt lại tăng, điện cực bị tiêu hao nhiều hơn; trong phạm vi đã khảo sát thì mật độ dòng điện thích hợp là khoảng từ 2,3 đến 2,7 A/dm
2; khi xử lý nước thải nhà máy giấy bằng phương pháp điện hóa thì HVC là chất phụ gia có hiệu quả làm tăng nhanh quá trình xử lý nước thải, tăng sự tạo bông keo tụ bã thải. Để đưa vào ứng dụng trong thực tế với hiệu quả cao thì cần phải khảo sát một số các yếu tố khác như pH, khoảng cách điện cực, thời gian điện phân và lựa chọn chế độ điện phân hợp lý cho mỗi loại nước thải đối với từng công nghệ sản xuất giấy.
HT (Theo Tạp Chí Hóa học & Ứng dụng số 12/2007)