SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu công nghệ chế tạo và hoạt tính xúc tác của nano vàng trên chất mang Fe2O3

Đề tài do tác giả Nguyễn Công Tráng, Trần Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Quang Huấn, Lại Xuân Nghiễm, Nguyễn Doãn Thái, Đỗ Thế Chân, Trần Quế Chi, Nguyễn Quốc Trung (Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) thực hiện nhằm trình bày chi tiết kết quả chế tạo vật liệu vàng kích thước nanomet trên chất mang sắt oxit Fe2O3, một loại xúc tác được rất nhiều người quan tâm.

Tiến hành thí nghiệm với dung dịch chứa 20 mmol Fe(NO3)3 và HauCl4 trong 40 ml H2O chứa 30mmol Na2CO3 với tốc độ 1,5-2ml/phút trong điều kiện khuấy liên tục. Giá trị pH của dung dịch nhận được nằm trong khoảng 7,0-8,2 và được chỉnh bằng Na2CO3 hoặc HNO3. Sau khi để yên ở nhiệt độ phòng 4-5 giờ lọc lấy kết tủa, rửa tủa bằng nước nóng đến hết ion Cl-. Sấy tủa ở nhiệt độ 500C trong 24 giờ. Mẫu được nung trong không khí lưu 4 giờ ở các nhiệt độ khác nhau và đem phân tích để xác định cấu trúc tinh thể, kích thước hạt và hoạt tính xúc tác.
Kết quả phân tích cho thấy, khi tăng nhiệt độ từ 1200C đến 4000C thì song song với quá trình chuyển hóa oxit sắt, vô định hình sang dạng Hematite là quá trình chuyển hóa oxit vàng thành vàng kim loại. Ở nhiệt độ 3000C các hạt vàng đều có kích thước từ 1,2 đến 7,8nm trong đó tập trung nhất là 3,5 nm (70% số hạt vàng có kích thước >5nm). Nhiệt độ chuyển hóa 50% CO và H2 trên xúc tác Au/Fe2O3 nung ở 3000C tương ứng là 440C và 1320C.

BH (Theo tạp chí Hóa học, số 6/07)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả