Hướng đi đúng
Theo ông Vũ Văn Thành (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần SPHACY, quận 7, TP.HCM) việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuốc và kinh doanh dược phẩm, kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc được triển khai theo lộ trình và đã có đầy đủ các căn cứ pháp lý. Trong đó, đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 – 2020” của Bộ Y tế, Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc,… là những chính sách cụ thể và quyết liệt của Nhà nước trong việc kiểm soát kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn; quản lý việc cung cấp, phân phối thuốc; quản lý nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc; bảo đảm lợi ích người bệnh, người dân, doanh nghiệp,… Câu chuyện còn lại là các nhà thuốc lựa chọn sử dụng công nghệ nào, phần mềm nào phù hợp và hiệu quả nhất với mình.
Tuy thực tế triển khai tồn tại một số vướng mắc do nhiều yếu tố khách quan, GPP-SPHACY đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Tính đến hiện tại, hơn 500 nhà thuốc (bao gồm cả khu vực công lập và tư nhân) trên cả nước ứng dụng GPP-SPHACY. Trong đó, riêng tại TP.HCM, đã có hơn 400 nhà thuốc chọn sử dụng. Điều này chứng minh hướng đi của SPHACY không chỉ đúng theo chủ trương, chính sách của nhà nước, mà còn đáp ứng đúng nhu cầu thực tế xã hội, khi xu hướng khai thác và ứng dụng công nghệ 4.0 đang trở thành tất yếu.
GPP-SPHACY là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái nhà thuốc thông minh Smart Pharmacy (hệ sinh thái phần mềm dành cho lĩnh vực y tế) do Công ty SPHACY nghiên cứu phát triển hoàn toàn tại Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và bán hàng.
Cụ thể, GPP-SPHACY có hơn 10 chức năng hữu ích như bán hàng (cho phép nhân viên tạo hóa đơn bán hàng, nhập trả hàng, lập phiếu thu, cài đặt tài khoản cá nhân, xem báo cáo, bán hàng theo đơn, bán hàng không theo đơn,…); chức năng quản lý hàng hóa (theo nhóm, theo danh mục, theo số lô, hạn dùng, truy xuất thông tin giá nhập, giá bán từng loại hàng, cập nhật thông tin sản phẩm, lọc và tìm kiếm sản phẩm, kiểm kho hàng hóa, thiết lập giá cho sản phẩm,…); chức năng giao dịch bán hàng (cho phép tạo phiếu đặt hàng, cập nhật hóa đơn bán hàng, tạo phiếu trả hàng cho khách, tính giá trị hóa đơn, thanh toán, in hóa đơn,…); chức năng quản lý kho (nhập hàng vào kho, quản lý phiếu nhập kho, trả hàng nhập cho nhà cung cấp, tìm kiếm hàng hóa trong kho, báo cáo số liệu tồn kho cho từng loại mặt hàng, cảnh báo hàng hết hạn sử dụng,…); chức năng quản lý nhà cung cấp; chức năng quản lý khách hàng; chức năng sổ quỹ; báo cáo – thống kê; quản lý nhân viên;…
GPP-SPHACY đảm bảo liên thông Cơ sở dữ liệu dược quốc gia, với việc sử dụng dữ liệu 52.640 đầu thuốc do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành. Đồng thời, phần mềm đảm bảo chuẩn dữ liệu đầu ra và đầu vào theo các Quyết định số 540/QĐ-QLD và 777/QĐ-QLD của Cục Quản lý dược; ứng dụng công nghệ Restful APIs đáp ứng kết nối đồng bộ tới Trung tâm dữ liệu của Cục Quản lý dược.
Vì sao nhà thuốc chọn dùng GPP-SPHACY
Hệ sinh thái nhà thuốc thông minh Smart Pharmacy được Công ty SPHACY nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng từ tháng 8/2018, thông qua Đề án nhà thuốc thông minh SPHACY, triển khai ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, ứng dụng công nghệ thông minh vào giải quyết các vấn đề xã hội, đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cơ quan Nhà nước và đang từng bước chứng minh khả năng ứng dụng rộng rãi trên cả nước.
Ông Vũ Văn Thành cho biết, thực trạng chung hiện nay nhiều nhà thuốc còn quản lý theo kiểu thủ công, chưa chặt chẽ: chưa quản lý được hàng hóa mua vào (mua hàng không có hóa đơn, mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không có số lô sản xuất, không có hạn dùng); chưa thống kê chính xác về doanh số, lợi nhuận bán hàng; tính chất hàng hóa (hàng cận hạn sử dụng, hàng bán chạy hoặc không bán được); khó khăn trong việc lập báo cáo gởi các cơ quan quản lý; chưa có công cụ quản lý nhân viên bán hàng, lưu giữ thông tin khách hàng; không cập nhật đầy đủ thông tin về các loại thuốc, chính sách của Nhà nước;…các tồn tại này dẫn đến những thất thoát do quản lý không hiệu quả, tốn kém thời gian và chi phí, lợi nhuận, doanh số không cao,…
Triển khai vào ứng dụng trong thực tế ở các nhà thuốc, GPP-SPHACY đã cho thấy nhiều thế mạnh của công nghệ này. Cụ thể, phần mềm chạy trên nền tảng web, dễ đăng nhập và sử dụng từ nhiều máy tính, nhiều trình duyệt, không giới hạn số lượng người sử dụng; không lo lỗi mạng (nhờ chức năng tự sao lưu dữ liệu); thuận tiện, dễ dàng quản lý hàng hóa theo số lô, hạn dùng, cảnh báo hàng hết hạn, hàng đang bán chạy, hàng không bán được; thống kê báo cáo thu-chi, lời-lỗ; các mặt hàng được mã hóa theo bandcode, QR code; phần mềm lưu giữ thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, có tính năng chụp đơn thuốc, mua hàng và giao hàng theo giờ, hẹn giao hàng, dễ dàng sử dụng trên các thiết bị di động; chi phí sử dụng hợp lý, thanh toán linh hoạt, phù hợp với khả năng tài chính của từng nhà thuốc; phần mềm xây dựng theo hướng mở, ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong việc tìm thuốc, thêm thuốc, tư vấn sử dụng thuốc,…
Theo đại diện nhiều nhà thuốc đang khai thác GPP-SPHACY ở TP.HCM (ví dụ như nhà thuốc Bệnh viện quận 10, Bệnh viện Công an TP.HCM, Bệnh viện Tân Hưng, Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn; nhà thuốc Khánh Hưng-Quận 8, nhà thuốc Phú Tài-Củ Chi, hệ thống nhà thuốc Phúc Thành,…), điều quan trọng nhất là GPP-SPHACY đảm bảo kết nối với Cơ sở dữ liệu dược quốc gia, đúng như quy định của Nhà nước; các nhà thuốc dễ dàng truy xuất, thống kê, lập các báo cáo gửi cho cơ quan quản lý một cách nhanh chóng, chính xác, theo đúng quy định. Bên cạnh đó, với các tiện ích công nghệ, GPP-SPHACY là công cụ thuận lợi giúp các nhà thuốc chủ động phân quyền cho từng nhân viên, thực hiện đúng chức năng của từng bộ phận. Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông minh mang lại hiệu quả rõ rệt, nhờ cách quản lý khoa học, chuyên nghiệp, tiết kiệm được chi phí và thời gian, đẩy lùi thất thoát, từ đó tăng doanh tăng số, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng.
Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng phần mềm trong thực tế vẫn còn gặp khó khăn, bởi nhu cầu cuộc sống và nhận thức của người dân (khách hàng) còn thấp. Vì vậy, cần có sự hợp tác từ nhiều phía, với những biện pháp hỗ trợ thiết thực để thay đổi cách thức quản lý, thói quen, nhận thức của người dân, tạo môi trường tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0, góp phần tạo ra một cuộc sống lành mạnh và tiện ích hơn.
Lam Vân (CESTI)