Xử trí nội khí quản khó trong gây mê phẫu thuật chấn thương vùng hàm mặt
10/02/2010
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thụ (Viện Răng hàm mặt quốc gia) thực hiện nhằm dự kiến phân loại nội khí quản khó và đánh giá mức độ nội khí quản khó trong phẫu thuật hàm mặt; phân tích mối liên quan nội khí quản khó với các loại chấn thương hàm mặt; đánh giá kết quả các phương pháp xử trí nội khí quản khó trong chấn thương hàm mặt.
Nghiên cứu tiến hành với bệnh nhân bị chấn thương hàm mặt, trên 16 tuổi vào Khoa Phẫu thuật hàm mặt, Viện Răng hàm mặt quốc gia từ tháng 9/2007.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ chấn thương vùng hàm mặt chủ yếu gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi (chiếm 60,7%), đa phần là nam giới (chiếm 85,3%). Dự kiến nội khí quản khó là 10,6%, trong khi thực tế khó thực sự là 5,5%, tương đương phân loại khó của Cormack&Lehane sau can thiệp 6,3%. Việc ấn thanh quản là rất hiệu quả, đưa loại từ khó xuống loại dễ có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỷ lệ nội khí quản khó gặp nhiều nhất trong gãy xương hàm dưới phức tạp (17,1%) tiếp đến gãy xương phức tạp (12,3%). Phương pháp test Propofol trong dự kiến nội khí quản khó là rất có ý nghĩa trong ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ thất bại 2,8% đặt ra yêu cầu chỉ định chính xác test Propofol và chuẩn bị tốt phương tiện hồi sức sẵn sàng. Trong đó, Mask thanh quản và các ống canuyl, ống mũi hầu là rất cần thiết ngoài ambu và mask thông dụng. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi ống soi mềm FQ thành thạo sẽ rất thuận lợi trong xử lý đặt nội khí quản khó dự kiến và không được dự kiến trước.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 11/2008)