Dự đoán biến dạng mặt đất bằng các phương pháp kinh nghiệm và bán kinh nghiệm
10/07/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Xây dựng ngầm trong vùng có mật độ xây dựng cao có thể gây ra sự hư hỏng của các ngôi nhà và các công trình gần kề. Để đánh giá độ ổn định của chúng trong quá trình đào hầm cần phải dự đoán được biến dạng có thể của đất nền. TS Phạm Anh Tuấn (Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI)) đề xuất hai phương pháp dự đoán biến dạng mặt đất.
Trong xây dựng ngầm người ta sử dụng rộng rãi các công thức kinh nghiệm và bán kinh nghiệm để mô tả đường cong lún mặt đất trong mặt cắt vuông với trục hầm. Nhưng nhược điểm chung của các công thức loại này là có độ chính xác dự đoán chấp nhận được chỉ giới hạn trong các điều kiện phù hợp với các điều kiện mà ở đó chúng được tạo ra. Điều kiện được áp dụng là các đường cong lún quan sát được và cần được xác định không nhiều thông số; khi thi công hầm trong đất sét gồm 2 lớp (lớp trên là sét yếu bão hòa nước và lớp dưới là sét tốt ổn định); thi công hầm trong đất sét gồm 3 lớp (lớp trên là sét yếu bão hòa, lớp dưới cùng là sét tốt ổn định, lớp giữa là lớp chuyển tiếp); khi xét tính lưu biến của khối đất; trường hợp thi công hầm bằng khiên đào đặt nông trong đất rời.
Như vậy, sử dụng phương pháp kinh nghiệm và bán kinh nghiệm cho phép dự đoán biến dạng lún của mặt đất khi thi công hầm trong một số điều kiện địa chất nhất định. Phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, dọc theo trục hầm sẽ xây dựng các nhà thiết kế và thi công hầm lựa chọn phương pháp tính toán dự đoán phù hợp nhất. Ngoài ra, có thể đưa thêm vào các hệ số hiệu chỉnh nếu cần thiết.
Trong tương lai, khi thi công hầm trong một số điều kiện Hà Nội, TP.HCM cần thiết phải dự đoán biến dạng đất nền trước khi thi công để đánh giá ổn định của các công trình lân cận. Với điều kiện địa chất của TP.HCM đặc trưng bởi lớp đất sét yếu bão hòa nước nằm trên các lớp đất tốt hơn, có thể sử dụng các kinh nghiệm kể trên.
BH (Theo Tạp chí Cầu đường , số 5/08)