SpStinet - vwpChiTiet

 

Vai trò của nữ trí thức TP.HCM trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế

Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Hội Nữ trí thức TP.HCM chủ trì thực hiện, PGS.TS Trương Thị Hiền làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu năm 2019.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển nguồn lực nữ, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo phát triển nguồn nhân lực nữ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, trong xã hội, phụ nữ từng bước khẳng định vị thế của mình, ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong mọi lĩnh vực. Đội ngũ nữ trí thức của TP.HCM có cơ cấu phong phú, làm việc trên tất cả các lĩnh vực bao gồm: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, trong công tác lãnh đạo và quản lý. Vị trí, vai trò của nữ trí thức đối với sự phát triển của Thành phố là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên thực tế cho thấy vai trò của nữ trí thức Thành phố vẫn chưa được phát huy xứng tầm, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, còn gặp nhiều khó khăn, cản trở trong thực hiện những quyền của mình trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội,…

Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế (mục tiêu phát triển, xu hướng của thế giới) đặt ra cho nữ trí thức Thành phố không ít những cơ hội để tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò của mình trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng cũng đặt ra cho họ những thách thức lớn.

Đề tài nên trên đã xây dựng một số khái niệm công cụ về vị trí, vai trò, nữ trí thức, hội nhập quốc tế,… trên cơ sở những nhận thức chung theo điều kiện, hoàn cảnh phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và thế giới. Đề tài thể hiện rõ quan niệm về vị trí, vai trò của nữ trí thức Thành phố, từ đó khẳng định: vị thế của nữ trí thức Thành phố là vị trí của nữ trí thức đặt trong mối liên hệ với các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của Thành phố, chính sách pháp luật của Nhà nước về phụ nữ. Vị thế nữ trí thức Thành phố có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố trên, chúng tác động qua lại, chứng minh, khẳng định lẫn nhau và kiềm hãm, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Nhóm tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa vai trò và vị trí, những đặc điểm cơ bản của nữ trí thức Thành phố; nhận định những khó khăn thách thức đối với nữ trí thức Thành phố (định kiến giới đối với nữ trí thức khi tham gia nghiên cứu khoa học; những áp lực và trách nhiệm nữ trí thức với gia đình, xã hội; cạnh tranh về cơ hội, vị trí việc làm; các yếu tố thuộc về tâm lý của nữ giới); phân tích những yếu tố thuận lợi tác động đến việc thực hiện vai trò của nữ trí thức Thành phố trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế (chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng; chủ trương, chính sách của Đảng bộ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát huy vai trò của nữ trí thức; những đặc điểm thuộc về tố chất giúp phát huy vai trò của nữ trí thức trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế). Đồng thời làm rõ thực trạng về vai trò của nữ trí thức Thành phố trong xây dựng và phát triển kinh tế; trong lĩnh vực chính trị, văn hoá; trong hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm khoa học; trong việc giữ gìn và chăm lo hạnh phúc gia đình.

Từ đó, đề tài đưa ra những giải pháp và kiến nghị cho việc phát huy, nâng cao vai trò của nữ trí thức Thành phố trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:

(1) Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò nữ trí thức: bao gồm giải pháp thay đổi nhận thức của từng thành viên trong gia đình để chia sẻ trách nhiệm với người phụ nữ; giải pháp thay đổi nhận thức của nhóm cộng đồng về bình đẳng giới; giải pháp nâng cao nhận thức cho nhóm lãnh đạo, quản lý; giải pháp thay đổi nhận thức của nam đồng nghiệp; giải pháp khắc phục nhận thức của nhóm nữ trí thức.

(2) Nhóm giải pháp khắc phục những cơ chế bất cập của Thành phố trong phát huy vai trò của nữ trí thức: xây dựng chiến lược tổng thể về đội ngũ trí thức; xây dựng cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng cơ chế quyết toán tài chính, phát huy kết quả công trình nghiên cứu nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giới trí thức tham gia nghiên cứu, sáng tạo; xây dựng những chính sách thỏa đáng để thu hút đông đảo trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, đào tạo.

(3) Nhóm giải pháp đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nữ trí thức: nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng; giải pháp về tạo nguồn nữ trí thức; giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nữ trí thức; giải pháp về tuyển dụng, bố trí, sử dụng nữ trí thức.

(4) Nhóm giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội: giải pháp đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; giải pháp đối với Hội Nữ trí thức TP.HCM.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI).

Lam Vân (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả