Nghiên cứu xử lý nước thải thạch dừa bằng cây môn nước (Colocasia esculenta)
10/12/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Tác giả Vũ Hải Yến (Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM) thực nghiệm nghiên cứu xử lý nước thải ngành chế biến thạch dừa ở Bến Tre với một loại thực vật phổ biến ở khu vực này là cây môn nước.
Mô hình thí nghiệm trồng cây môn nước (Clocasia esculenta) với đối tượng xử lý là nước thải thạch dừa nồng độ pha loãng từ 5% - 100% cho thực vật thích nghi. Kết quả là thực vật xử lý đạt hiệu quả 95 – 98%, BOD5 lên đến 900 mg/L, COD khoảng 3000 mg/L, TKN = 324-755 mg/l, P = 7,76 - 18,12 mg /l, SS = 98-228 mg/l.
Lượng nước bay hơi qua mô hình (lượng nước này được xem là đã xử lý được) chiếm 43%, trong đó 11% bay hơi qua bề mặt cát và 32% bay hơi qua bề mặt lá. Hiệu suất xử lý BOD5 của mô hình cánh đồng tưới trồng cây môn nước trong thời gian 14 ngày dao động trong khoảng 88 - 96%. Hiệu quả xử lý COD của mô hình cánh đồng tưới cây môn nước trong
thời gian 14 ngày dao động trong khoảng 95 - 98%. Cây thích nghi với hàm lượng Nitơ khá cao trong nước thải thạch dừa. Hàm lượng đạm trong cây được tiêu thụ khá mạnh. Hiệu quả xử lý Nitơ tổng đạt từ 95 - 98%. Hàm lượng Nitơ tổng đầu ra chỉ còn khoảng từ 8 – 32 mg/l, phù hợp với QCVN 40:2011/BTNMT loại B. Quần thể vi sinh vật cộng sinh trong rễ cây góp phần chuyển hóa Nitơ tổng thành NH
3 (48%), phần Nitơ còn lại được tích lũy trong môi trường đất (7%) và chuyển hóa thành sinh khối cho cây (45%). Với thời gian lưu nước đến 14 ngày, các giá trị BOD, COD, TKN, P, SS đã đạt tiêu chuẩn B QCVN 40:2011/BTNM.
Thực vật phát triển bình thường trong môi trường nước thải. Quá trình xử lý nước chủ yếu diễn ra ở rễ, sau đó vận chuyển qua thân. Thực vật giữ đựợc 90% nước trong than cây, sinh khối tăng 1,5 lần sau 6 tuần thí nghiệm. Công nghệ này đạt được mục tiêu hiệu quả, chi phí thấp và thân thiện với môi trường.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)