SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Hậu

Đề tài do TS. Tôn Thất Lãng (Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) thực hiện nghiên cứu chỉ số chất lượng nước và phân vùng chất lượng nước để đánh giá mức độ ô nhiễm từng đoạn sông phục vụ mục đích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt, kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường nước…

Chỉ số chất lượng nước được xây dựng dựa vào phương pháp Delphi. Theo đó, bảo vệ môi trường, đặc biệt là nguồn nước ở lưu vực sông Hậu có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Tây Nam bộ và có ý nghĩa sống còn đối với hàng triệu người dân đang sinh sống ở vùng lưu vực sông. Theo kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI, chất lượng nước sông Hậu đang giảm thấp qua các năm do sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp. Vì thế, các cơ quan quản lý môi trường cần áp dụng nhiều biện pháp quản lý và kỹ thuật để góp phần duy trì chất lượng nước sông Hậu, đảm bảo sự trong lành của dòng sông này. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả kiến nghị: các cơ quan chức năng cần tập trung thực hiện ngay các biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề và sinh hoạt; tăng cường công tác quản lý, giám sát và đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, nhất là tại các khu vực đông dân cư và các khu công nghiệp xả nước thải vào lưu vực sông Hậu; nạo vét định kỳ các sông rạch tiếp nhận các nguồn nước thải để tăng khả năng pha loãng và tự làm sạch chất thải; xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp, chợ, trong tâm thương mại…; nâng cao trình độ dân trí, lồng ghép với các chương trình hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho người dân hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước sạch và tác hại khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm…
LV (nguồn: TC Tài nguyên & Môi trường, số 7-2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả