SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu thành phần flavonoid và coumarin của các vị thuốc trong phương Tiêu giao tán

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thái An, Bùi Thế Hùng (Trường ĐH Dược Hà Nội) thực hiện nghiên cứu thành phần hóa học gồm flavonoid và coumarin của các vị thuốc trong phương và chế phẩm thuốc tán Tiêu giao bằng các phản ứng hóa học, sắc ký lớp mỏng và xác định hàm lượng của từng thành phần.

Các vị thuốc dùng trong nghiên cứu gồm cam thảo bắc, sài hồ bắc, đương quy, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh và chế phẩm Tiêu giao tán (sử dụng trong y học cổ truyền chữa các chứng ngực sườn đầy tức, đau mạng sườn, ợ hơi, ợ chua…).
Kết quả cho thấy, coumarin có trong thành phần hóa học của đương quy, sài hồ bắc, bạch truật, cam thảo bắc, phương Tiêu giao tán. Flavonoid có trong thành phần hóa học của đương quy, sài hồ bắc, bạch truật, cam thảo bắc, phương Tiêu giao tán. Bằng sắc ký lớp mỏng, các mẫu nghiên cứu cho kết quả như sau: Coumarin: Tiêu giao tán có 14 vết, 4 vết trùng với bạch truật, 5 vết trùng với đương quy, 6 vết trùng với cam thảo bắc, 6 vết trùng với sài hồ bắc. Vậy thành phần coumarin trong Tiêu giao tán là tổ hợp các thành phần coumarin trong các vị bạch truật, đương quy, cam thảo bắc, sài hồ bắc. Flavonoid: Tiêu giao tán có 12 vết, 9 vết trùng với cam thảo bắc, 3 vết trùng với sài hồ bắc, 3 vết trùng với đương quy, 3 vết trùng với bạch truật. Vậy thành phần flavonoid trong Tiêu giao tán là tổ hợp các thành phần flavonoid trong các vị bạch truật, đương quy, cam thảo bắc, sài hồ bắc. Tiến hành định lượng flavonoid có trong phương thuốc, kết quả: hàm lượng flavonoid toàn phần trong phương Tiêu giao tán tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,60 ± 0,03 (%).
LV (nguồn: TC Dược học, 6/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả