SpStinet - vwpChiTiet

 

Hiệu chỉnh công thức sấy thóc lớp mỏng trong mô hình sấy thóc tĩnh lớp dầy

Sự khác biệt giữa sấy hạt lớp dầy với sấy hạt lớp mỏng ở chỗ có sự hồi ẩm của lớp hạt phía trên và sự xếp chồng lên nhau của hạt, dẫn đến kết quả dự đoán (thời gian sấy) bằng mô hình luôn khác biệt với kết quả thực nghiệm. Sự khác biệt nhiều hay ít phụ thuộc vào công thức sấy lớp mỏng được dùng.

 
Để chính xác hóa kết quả dự đoán và tối ưu hóa quá trình sấy thóc trong thiết bị sấy vỉ ngang, TS. Đỗ Thái Sơn (Đại học Giao thông vận tải) đã tiến hành nghiên cứu “Hiệu chỉnh công thức sấy thóc lớp mỏng trong mô hình sấy thóc tĩnh lớp dầy”.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được trường nhiệt độ và độ ẩm của khí sấy cũng như trường nhiệt độ và độ ẩm của hạt theo thời gian sấy, từ đó xác định được thời gian sấy thóc lớp dầy tương ứng với ba công thức sấy lớp mỏng khác nhau. Thời gian sấy dự đoán của mô hình pde (partial differentian equation) với các công thức lớp mỏng đã chọn là rất kém chính xác (sai khác từ 19,2 ÷ 68,75%). Khi đề xuất hiệu chỉnh hệ số X trong công thức Agrawal và Singh đồng thời hiệu chỉnh bề mặt riêng, kết quả dự đoán thời gian sấy có sai số lớn nhất chỉ là 6,25% so với kết quả thực nghiệm và việc hiệu chỉnh công thức lớp mỏng là hợp lý và chính xác. Sử dụng mô hình pde với công thức hiệu chỉnh cho phép đánh giá chính xác ảnh hưởng của điều kiện sấy khác nhau đến cả ba tiêu chí thời gian sấy, chất lượng thóc sấy và tiêu hao nhiệt cho quá trình sấy thóc tĩnh lớp dầy.

Mô hình pde với công thức lớp mỏng hiệu chỉnh được tiếp tục sử dụng để nghiên cứu quá trình sấy thóc trong thiết bị sấy vỉ ngang.
Nguồn: Tạp chí Năng lượng Nhiệt, tháng 1/2016

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả