Cải thiện tính chất kháng ăn mòn cho nanocomposit
19/11/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Các tác giả Lê Minh Đức, Nguyễn Thị Trang, Trường đại học bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu chế tạo nanocomposit TiO2/polyanilin bằng phương pháp điện hóa và khảo sát một số tính chất của chúng. Vật liệu nanocomposit đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Các loại vật liệu kích thước nano mét có thể ở dạng sợi, hạt cầu, ống được dùng để chế tạo vật liệu nanocomposit. Vật liệu nền có thể là nhựa nhiệt dẻo, nhiệt rắn như phenol, epoxy, polyester không no (UPE), polyethylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), các loại polymer dẫn điện như polyanilin (PANi), polypyrol (PPy)...
Trong nghiên cứu này, TiO2 được sử dụng để biến tính cho nhựa nền
polyanilin, màng được chế tạo bằng phương pháp điện hóa trên các nền thép. Bằng khuấy trộn cơ học trong quá trình tổng hợp, TiO2 được phân tán vào trong màng. Hình ảnh TEM cho thấy hạt TiO2 đã được phân tán tốt trong màng. Sự có mặt của TiO2 xác định qua phổ nhiễu xạ tia X (XRD), tán sắc năng lượng tia X (EDX) cho thấy đã không thay đổi tính chất của màng PANi, đặc biệt là các tính chất điện hóa. TiO2 trong nanocomposit đã cải thiện tính chất kháng ăn mòn cho màng trong dung dịch NaCl 3%.
Nguồn: Khoa học Phổ thông