SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học cây diếp cá suối GymnoTheca Chinensis Decne (Saururaceae)

Đề tài do tác giả Hà Việt Sơn, Hoàng Thanh Hương, Nguyễn Hữu Khôi (Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện nghiên cứu về thành phần tritecpenoit cây diếp cá suối.

Với 2 kg bột nguyên liệu được chiết siêu âm với metanol trong 12 giờ, nhóm tác giả tiếp tục cất loại dung môi, thêm 100ml nước và chiết lại với n-hexan, etyl axetat và n-butanol. Lắc cặn phần chiết etyl axetat với hốn hợp clorofoc trên cột silicagel với hệ dung môi n-hexan-clorofoc-axeton (35:40:40) cho 4 nhóm phân đoạn. Sau đó, tiến hành sắc ký và nhắc lại với nhóm phân đoạn 2 và tinh chế tiếp trên bản mỏng điều chế với hệ dung môi n-hexan –axeton 5:1 nhận được chất 1 (11,2mg).
Bằng sắc kí cột trên pha đảo Rp-18 với các hệ dung môi metanol-nước (9:1) và axeton từ nhóm phân đoạn 3 nhận được chất 2 (16,3mg), chất 3 (7,5g).
Cuối cùng, qua các hằng số vật lí và các dữ kiện phổ, đề tài xác định chất 1 là 3β-hydroxy-olean-12-en (β –amyrin) có công thức hóa học là C30H56O. Chất 2 là axit 3β – hydroxy-urs- 12-en-28-oic (axit ursolic). Chất 3 là axit 3β – exetoxy- urs-12-en-28-oic (axit exetoxy ursolic).
Kết quả thử hoạt tính (  ) gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư biểu mô người KB cho thấy, các chất axit exetoxy ursolic và axit ursolic có hoạt tính khá tốt với các giá trị IC50 là 6,0 và 3,5 µg/ml trong khi chất β –amyrin không có hoạt tính. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả sàng lọc hoạt tính kháng NF-kB của dịch chiết metanol và góp phần lý giải tác dụng chữa bệnh trong dân gian của GymnoTheca Chinensis Decne.
BH (Theo tạp chí hóa học, số2/08)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả