Đề tài do tác giả Đỗ Đình Hùng (bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM) thực hiện nghiên cứu hiệu quả hàm hướng dẫn khớp cắn sau phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới.
Đề tài tiến hành với 28 bệnh nhân có sử dụng hàm hướng dẫn khớp cắn được đặt ở hàm trên sau phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới do các loại bệnh lý khác nhau từ 11/2004 đến 6/2007 tại 3 bệnh viện (khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình bệnh viện RHM TW TP.HCM; khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình bệnh viện 103, Hà Tây; khoa Phẫu thuật đầu cổ bệnh viện Ung bướu TP.HCM).
Kết quả, hiệu quả hàm hướng khớp cắn sau phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới: về chức năng, phát âm sau 1 tháng tốt 12 (43,85%), khá 14 (50%), kém 2 (7,15%); sau 6 tháng tốt 28 (100%). Khả năng thực hiện động tác nuốt: sau 1 tháng tốt 14 (50%), khá 10 (35,71%), kém 4 (14,29%); sau 6 tháng tốt 28 (100%). Khả năng thực hiện động tác ăn nhai: sau 1 tháng tốt 2 (7,15%), khá 17 (60,71%), kém 9 (32,14%); sau 6 tháng tốt 12 (43,86%), khá 13 (46,43%), kém 3 (10,71%). Về thẩm mỹ, sự đối xứng sau 1 tháng tốt 14 (50%), khá 9 (32,14%), kém 5 (17,86%). Sự hài lòng của bệnh nhân: sau 1 tháng rất vừa ý 0 (0%), vừa ý 2 (7,14%), không vừa ý 26 (92,86%); sau 6 tháng, rất vừa ý 0 (0%), vừa ý 14 (50%), không vừa ý 14 (50%). Tình trạng khớp cắn: về mức độ di lệch của xương hàm về phía tổn thương, sau 1 tháng ít 14 (50%), nhiều 8 (28,5%), rất nhiều 6 (21,43%); sau 6 tháng, ít 19 (67,86%), nhiều 3 (10,71%), rất nhiều 6 (21,43%). Khớp cắn đúng: sau khi mang hàm hướng dẫn khớp cắn 2 tháng, khớp cắn đúng 14 (50%), khớp cắn sai 14 (50%); sau khi mang hàm hướng dẫn khớp cắn 6 tháng, khớp cắn đúng 22 (78,57%), khớp cắn sai 6 (21,43%).
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 3/2008)