Hệ số nhân giống từ các vườn cây mẹ của hai giống chè mới phúc vân tiên, keo am tích trong điều kiện phú hộ, Phú Thọ
29/05/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do TS. Nguyễn Văn Thiệp (viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) và TS. Nguyễn Văn Tạo (viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) thực hiện nghiên cứu tiềm năng nhân giống vô tính trong vườn cây mẹ của hai dòng chè Phúc Vân Tiên (PVT) và Keo Am Tích (KAT) trong điều kiện của phú hộ tỉnh Phú Thọ.
Đề tài tiến hành nghiên cứu khả năng cung cấp hom giống các nương chè giống KAT, PVT ở độ tuổi khác nhau với thí nghiệm 5 công thức, 3 lần nhắc lại (công thức 1: nương chè LDP2 tuổi 5-đối chứng; công thức 2: nương chè PVT tuổi 3; công thức 3: nương chè PVT tuổi 5; công thức 4: nương chè KAT tuổi 3; công thức 5: nương chè KAT tuổi 5).
Kết quả, sau 90 ngày nuôi hom, số cành chè hữu hiệu để lấy hom đạt cao nhất ở công thức 3 (16 cành/cây), các công thức khác có số cành chè tương đương nhau. Tỷ lệ cành đủ tiêu chuẩn lấy hom với số cành chè nuôi trên tán ban đầu đạt trung bình từ 48,15-54,17%, tỷ lệ đạt cao nhất ở giống chè KAT. Cành chè khi thu hoạch ở giống KAT có số lá/cành lớn nhất đạt 18-20 lá/cành. Chiều dài cành lớn nhất thuộc về giống PVT tuổi 5 và giống đối chứng LDP2 đạt 82-77cm. Giống KAT tuy có số lá lớn xong độ dài cành lại thấp nhất, chỉ đạt 66-70cm/cành. Mức độ hoá nâu của các giống LDP2 và PVT lớn hơn cành chè giống KAT. Số mầm nách của hai giống chè mới không có sự khác biệt đáng kể. Hom chè giống PVT đạt từ 4,48-4,35cm, độ dài lóng của giống KAT ngắn nhất. Diện tích lá giống PVT lớn hơn hẳn giống KAT đạt từ 23,12-24,65cm2. Trọng lượng hom giống KAT cao hơn hẳn giống PVT. Sản lượng hom cao nhất thuộc về giống PVT ở tuổi 5, đạt bình quân 3.605.760 hom/ha, tiếp đến là giống KAT tuổi 5 đạt 2.915.640 hom/ha.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 2/2008)