SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng vối thuốc (Schima wallichii) vùng Tây Bắc

Đề tài do TS. Võ Đại Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện nhằm xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản rừng vối thuốc tại vùng Tây Bắc làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tự nhiên vối thuốc tại vùng Tây Bắc.
Nghiên cứu tiến hành tại 3 tỉnh vùng Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên và Lai Châu với các nội sung nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng vối thuốc, cấu trúc mật độ rừng vối thuốc, phân bố N/D1.3 rừng vối thuốc, phân bố N/H rừng vối thuốc và tương quan H/D rừng vối thuốc.
Theo đó, vối thuốc là loài cây chiếm ưu thế trong hầu hết các trạng thái rừng tự nhiên, rừng phục hồi ở vùng Tây Bắc với chỉ số tổ thành (IVi) dao động từ 6,84-100% (thuần loài). Mật độ rừng tự nhiên vối thuốc biến động khá lớn từ 156-1100 cây/ha, mật độ vối thuốc là 20-1100 cây/ha và thay đổi theo từng trạng thái rừng, từng địa điểm nghiên cứu. Phân bố số cây theo đường kính và chiều cao rừng tự nhiên có vối thuốc chủ yếu tuân theo hàm Weibull (đa số là một đỉnh lệch trái) và phân bố khoảng cách, trong đó có đường kính và chiều cao chủ yếu tập trung ở các cấp thấp so với khả năng sinh trưởng và đặc tính sinh học của loài vối thuốc. Hầu hết đây đều là các trạng thái rừng non mới phục hồi cần được chăm sóc, bảo vệ nhằm tạo ra những khu rừng tự nhiện có trữ lượng và giá trị kinh tế cao.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 5/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả